Sau đại học
Trang chủ   >  Tin tức  >   Thông báo  >   Sau đại học
Thông tin LATS của NCS Nguyễn Thị Việt Nga
Tên đề tài luận án: Communication in family disputes: surveying American and Vietnamese movies (Giao tiếp trong tranh cãi gia đình, khảo sát phim Mỹ và phim Việt)

1. Họ và tên nghiên cứu sinh:  Nguyễn Thị Việt Nga     

2. Giới tính: Nữ

3. Ngày sinh: 21/4/1983                                                

4. Nơi sinh: Thanh Hóa

5. Quyết định công nhận nghiên cứu sinh số: 1077/QD-SĐH ngày 09 tháng 11 năm 2009 của Hiệu trưởng Trường Đại học Ngoại Ngữ, ĐHQG Hà Nội.

6. Các thay đổi trong quá trình đào tạo:  Tạm ngừng học tập 11 tháng (từ 15/6/2011 đến tháng 15/5/ 2012) và tạm ngừng học tập 1 năm (từ 7/6/2013 đến 7/6/2014).

7. Tên đề tài luận án: Communication in family disputes: surveying American and Vietnamese movies (Giao tiếp trong tranh cãi gia đình, khảo sát phim Mỹ và phim Việt)

8. Chuyên ngành: Ngôn ngữ Anh

9. Mã số: 62 22 15 01

10. Cán bộ hướng dẫn khoa học: PGS.TS Nguyễn Văn Độ; PGS.TS Võ Đại Quang

11. Tóm tắt các kết quả mới của luận án:

Luận án phân tích cách thức giao tiếp giữa các thành viên trong gia đình người  Mỹ và người Việt khi tranh cãi nhằm tìm ra các đặc điểm giống và khác nhau giữa hai nền văn hóa trong các chủ đề gây tranh cãi, các chiến lược trong tranh cãi và các chiến lược để kết thúc tranh cãi. Dựa trên khung lý thuyết về các chiều văn hóa của Hofstede (1990, 2001, 2010), cụ thể là ba chiều Khoảng cách quyền lực, Tính cá nhân- tính tập thể, và Nam tính - nữ tính, luận án đã chỉ ra được sự ảnh hưởng các chiều văn hóa này trong tiến trình tranh cãi của các thành viên trong gia đình với 3 giai đoạn: mở đầu, diễn tiến và kết thúc.

Đề tài kết hợp các cách tiếp cận giao văn hóa, xuyên ngôn ngữ và phân tích diễn ngôn dựa trên dữ liệu là hội thoại trong phim. Từ tổng cộng 4880 phút phim Mỹ và 5320 phút phim Việt (122 tập phim Mỹ, 133 tâp phim Việt), tác giả lựa chọn và phân loại được 310 cuộc tranh cãi gia đình để làm mẫu phân tích. Đề tài tập trung phân tích tranh cãi gia đình giữa 2 cặp nhân vật trong các phim Mỹ và Việt: bố mẹ- con cái, và vợ- chồng, sống ở thành thị và tất cả nhân vật đều nằm trong độ tuổi từ 16-60. Qua phân tích và khảo sát luận án đã tìm ra các chủ đề thường gây tranh cãi và các chiến lược mà thành viên trong gia đình Mỹ và Việt áp dụng để đạt được mục tiêu của họ trong từng giai đoạn của tranh cãi. Ngôn ngữ sử dụng cho từng chiến lược và những yếu tố văn hóa ảnh hưởng tới việc sử dụng ngôn từ đó đã được phân tích rõ. Từ đó tác giả tìm ra những điểm giống nhau giữa thành viên gia đình người Mỹ và người Việt trong các chủ đề gây tranh cãi, các chiến lược được sử dụng trong tranh cãi cũng như các mô thức kết thúc tranh cãi.

12. Khả năng ứng dụng trong thực tiễn:

Trong giao tiếp không chỉ có sự đồng thuận mà còn luôn tồn tại những bất đồng. Do đó, nghiên cứu tranh cãi gia đình cung cấp một cái nhìn toàn diện về giao tiếp con người. Các kết quả của nghiên cứu sẽ giúp hiểu hơn về dụng học giao văn hóa, mối quan hệ giữa ngôn ngữ và văn hóa, phân tích diễn ngôn. Ngoài ra đề tài cũng hữu ích cho các nghiên cứu về dạy học ngoại ngữ.

13. Những hướng nghiên cứu tiếp theo:

Đề tài có thể nghiên cứu sang lĩnh vực phi ngôn ngữ trong giao tiếp gia đình, hoặc chú trọng phân tích một mối quan hệ gia đình dựa trên giới tính (ví dụ bố-con trai, mẹ-con gái,v.v…). Lý tưởng hơn, các nghiên cứu sau này có thể được dựa trên những nguồn dữ liệu có thực để giúp cung cấp một cái nhìn toàn diện hơn về giao tiếp trong gia đình.

14. Các công trình đã công bố liên quan đến luận án:

 1. Nguyễn Thị Việt Nga (2014), Một số chiến lược trong tranh cãi gia đình người Việt, Tạp chí Ngôn ngữ và đời sống, số 12, tr.86-90

2.  Nguyễn Thị Việt Nga (2014), Some mitigating strategies in American family disputes, Tạp chí Khoa học Ngoại ngữ, trường Đại học Hà Nội, số 34, tr.81-92

3.   Nguyễn Thị Việt Nga (2014), Phân tích giai đoạn mở đầu tranh cãi trong gia đình người Mỹ, Báo cáo khoa học tại tiểu ban 7 (Phân tích diễn ngôn), Hội nghị Khoa học lần 34, ĐH Ngoại ngữ, ĐHQGHN

4. . Nguyễn Thị Việt Nga (2012), Tranh cãi trong gia đình nhìn từ góc độ ngôn ngữ học, Tạp chí Ngôn ngữ và đời sống, số 3, tr.40-44

5. Nguyễn Thị Việt Nga (2011), Một số đặc điểm diễn ngôn của các cuộc tranh cãi trong gia đình Việt và gia đình Mỹ , Kỷ yếu tóm tắt Hội thảo Diễn ngôn: tri thức và văn hóa đồng tổ chức bởi ĐH Ngoại ngữ- ĐHQGHN, ĐH Đà Nẵng, ĐH Huế..

>>>>> Xem thông tin bản tiếng Anh.

 Cầm Tài - VNU Media
  In bài viết     Gửi cho bạn bè
  Từ khóa :