Sau đại học
Trang chủ   >  Tin tức  >   Thông báo  >   Sau đại học
Thông tin LATS của NCS Nguyễn Thị Thanh Hải
Tên đề tài luận án: Tư tưởng triết học của Tôma Aquinô.

1. Họ và tên nghiên cứu sinh: Nguyễn Thị Thanh Hải.         

2. Giới tính: Nữ.

3. Ngày sinh: 20/11/1980.                                                       

4. Nơi sinh: Lạng Sơn.

5. Quyết định công nhận nghiên cứu sinh số: 3503/QĐ-ĐT ngày 25 tháng 11 năm 2011 của Giám đốc Đại học Quốc gia Hà Nội.

6. Các thay đổi trong quá trình đào tạo:

Quyết định điều chỉnh tên đề tài luận án số 1561/QĐ-SĐH ngày 18/11/2014 của Hiệu trưởng trường đại học khoa học xã hội và nhân văn.

7. Tên đề tài luận án: Tư tưởng triết học của Tôma Aquinô.

8. Chuyên ngành: CNDVBC & CNDVLS.                              

9. Mã số: 62 22 80 05.

10. Cán bộ hướng dẫn khoa học: PGS.TS.Nguyễn Quang Hưng.

11. Tóm tắt các kết quả mới của luận án:

- Luận án: Tư tưởng triết học của Tôma Aquinô”, được tiến hành nghiên cứu dựa trên cơ sở lý luận của chủ nghĩa Mác - Lênin.

- Luận án đã nghiên cứu một cách có hệ thống về tư tưởng triết học của Tôma Aquinô trên tất cả các bình diện: siêu hình học, nhận thức luận, nhận học, đạo đức học và các quan điểm chính trị - xã hội. Luận án đã tái hiện một cách chân thực, sinh động bối cảnh lịch sử - văn hóa và những tiền đề tư tưởng cho sự ra đời của triết học Tôma Aquinô. Chính bối cảnh thế tục hóa của xã hội Tây Âu trung cổ thế kỉ XIII đã làm nên những sắc thái riêng của hệ thống triết học – thần học của Tôma Aquinô – một sự kết hợp độc đáo.

- Luận án đã làm rõ logic tư duy của Tôma Aquinô: Xuất phát từ lập trường duy tâm, hơn thế, với tư cách là một linh mục thuần thành của Kitô giáo, trong bối cảnh thế tục hóa của xã hội Tây Âu trung cổ thế kỉ XIII, Tôma Aquinô đã dùng lý trí để biện minh đức tin, triết học để bảo vệ thần học. Chính điều đó đã làm nên những quan điểm mới mẻ về nhân học, đạo đức học và chính trị học của ông.

- Hệ thống triết học của Tôma Aquinô đã được làm sống lại trong bối cảnh lịch sử của thế kỉ XX với sự xuất hiện và nở rộ của hệ thống tôn giáo Tôma mới. Hàng trăm ấn phẩm và trung tâm tôn giáo đã xuất hiện lần lượt ở các nước phương Tây. Đặc biệt, khi mà khoa học đang chứng minh những ưu thế của nó trong đời sống của loài người phương Tây hiện đại thì giải pháp ôn hòa của Tôma Aquinô đối với hệ thống Kitô giáo đã làm cho hệ thống tôn giáo này có một đời sống riêng trong bối cảnh hiện đại. Điều đó đã chứng minh sự tiếp biến của văn hóa.

12. Khả năng ứng dụng trong thực tiễn:

Kết quả nghiên cứu của luận án có thể làm tài liệu tham khảo cho việc nghiên cứu và giảng dạy lịch sử triết học phương Tây nói chung, giai đoạn Trung cổ nói riêng ở các cơ sở giáo dục và đào tạo ở Việt Nam hiện nay.

13. Những hướng nghiên cứu tiếp theo:

Tư tưởng triết học của Tôma Aquinô là một bộ phận không thể thiếu trong đời sống tinh thần của cộng đồng Kitô giáo ngày nay. Bối cảnh toàn cầu hóa hiện nay đã kéo theo sự giao lưu và tiếp biến văn hóa giữa các quốc gia và các dân tộc. Nghiên cứu tư tưởng triết học của Tôma Aquinô để hiểu được đời sống tinh thần của cộng đồng Kitô hữu, tiếp thu những giá trị tốt đẹp làm phong phú đời sống tinh thần của dân tộc là việc làm cần thiết. Vì vậy, luận án Tư tưởng triết học của Tôma Aquinô cần được nghiên cứu trên nhiều phương diện cụ thể và có sự đầu tư hơn nữa trong những công trình tiếp theo, như:

- So sánh đường hướng tư duy của Tôma Aquinô và Augustinô.

- Lý giải vì sao giáo hội Kitô giáo ở thế kỉ XX lại rất sùng bái tư tưởng của Thánh Tôma Aquinô.

- Làm rõ ảnh hưởng của Tôma Aquinô đối với một số tri thức Công giáo miền nam Việt Nam.

14. Các công trình đã công bố có liên quan đến luận án:

1.  Nguyễn Quang Hưng, Nguyễn Thị Thanh Hải (2007), “Bước đầu khảo cứu vấn đề con người: Từ Tôma Aquinô tới Jacques Maritain”, Kỷ yếu hội thảo khoa học quốc tế: Những vấn đề triết học phương Tây thế kỉ XX, NXB Đại học quốc gia Hà Nội, Hà Nội, tr. 380 - 397.

2. Nguyễn Thị Thanh Hải (2014), “Lý trí và niềm tin trong triết học, thần học Tôma Aquinô, Tạp chí Nghiên cứu Tôn giáo (07/133), tr. 3 - 13.

3. Nguyễn Thị Thanh Hải (2013), “Tôn giáo và văn hóa qua phân tích Tôma Aquinô với văn hóa Trung cổ hậu kỳ”, Kỷ yếu tọa đàm khoa học quốc tế: Tôn giáo và văn hóa: Một số vấn đề lý luận và thực tiễn, NXB Tôn giáo, tr. 645 - 662.

4. Nguyễn Thị Thanh Hải (2014), “Mối quan hệ giữa tôn giáo và chân lý trong triết học của Tôma Aquinô”, Tạp chí Nhân lực khoa học xã hội (11(18)/2014), tr. 24 - 29.

>>>>> Xem thông tin LATS bản tiếng Anh.

 Tân Lê - VNU - USSH
  In bài viết     Gửi cho bạn bè
  Từ khóa :
Thông tin liên quan
Trang: 1   | 2   | 3   | 4   | 5   | 6   | 7   | 8   | 9   | 10   | 11   | 12   | 13   | 14   | 15   | 16   | 17   | 18   | 19   | 20   | 21   | 22   | 23   | 24   | 25   | 26   | 27   | 28   | 29   | 30   | 31   | 32   | 33   | 34   | 35   | 36   | 37   | 38   | 39   | 40   | 41   | 42   | 43   | 44   | 45   | 46   | 47   | 48   | 49   | 50   | 51   | 52   | 53   | 54   | 55   | 56   | 57   | 58   | 59   |