1. Họ và tên nghiên cứu sinh: Trần Thị Tú Anh
2. Giới tính: Nữ
3. Ngày sinh: 01/12/1977
4. Nơi sinh: Hà Nội
5. Quyết định công nhận nghiên cứu sinh số: 3478/QĐ-ĐT ngày 23/11/2011 của Giám đốc Đại học Quốc gia Hà Nội
6. Các thay đổi trong quá trình đào tạo: Điều chỉnh tên đề tài theo quyết định số 110.1/QĐ-ĐBCL ngày 17/10/2013 của viện trưởng viện Đảm bảo chất lượng giáo dục
7. Tên đề tài luận án: Nghiên cứu xây dựng tiêu chuẩn đánh giá chất lượng chương trình đào tạo đại học ngành báo chí - truyền thông ở Việt Nam
8. Chuyên ngành: Đo lường và Đánh giá trong giáo dục
9. Mã số: 62140120
10. Cán bộ hướng dẫn khoa học: PGS.TS. Phạm Văn Quyết
11. Tóm tắt các kết quả mới của luận án:
- Hệ thống hóa những vấn đề liên quan đến đánh giá chất lượng chương trình đào tạo (CTĐT) và làm giàu thêm cơ sở lý luận và thực tiễn đánh giá chất lượng CTĐT nói chung và đánh giá chất lượng CTĐT đại học (ĐH) ngành báo chí - truyền thông (BCTT) nói riêng.
- Đánh giá chung được thực trạng chất lượng các cử nhân tốt nghiệp ngành BCTT dưới góc nhìn của người sử dụng lao động.
- Xác định được các yêu cầu của người sử dụng lao động đối với cử nhân tốt nghiệp ngành BCTT.
- Xây dựng được mô hình các thành tố đảm bảo chất lượng đào tạo ĐH BCTT ở Việt Nam.
- Xây dựng được tiêu chuẩn đánh giá chất lượng CTĐT ngành BCTT ở bậc ĐH đã được chuẩn hóa.
- Thử nghiệm tất cả các tiêu chuẩn đánh giá chất lượng CTĐT ĐH ngành BCTT để khẳng định tính khả thi và khoa học của nó.
12. Khả năng ứng dụng trong thực tiễn:
Những kết quả nghiên cứu của luận án là cơ sở để những người trực tiếp hoạt động trong lĩnh vực giáo dục ĐH, đặc biệt là những người tham gia vào việc giảng dạy, đào tạo, quản lý ngành BCTT, có hướng quản lý, rà soát, xây dựng CTĐT ngành BCTT sao cho phù hợp, đáp ứng được các yêu cầu của xã hội, rút ngắn khoảng cách giữa cơ sở đào tạo và nhu cầu của người sử dụng phóng viên BCTT ở Việt Nam.
Bổ sung, cập nhật những yêu cầu của xã hội đối với cử nhân BCTT ở Việt Nam hiện nay.
Làm cơ sở khoa học cho việc học tập, nghiên cứu của học viên chuyên ngành đo lường và đánh giá trong giáo dục và những người quan tâm đến lĩnh vực đo lường, đánh giá trong giáo dục.
Gợi mở hướng nghiên cứu để cho những người tâm huyết với ngành giáo dục đào tạo tiếp tục đi sâu, tìm hiểu; đồng thời giúp cho các trường ĐH có đào tạo chuyên ngành BCTT có cái nhìn sâu sắc hơn về ý nghĩa và vai trò của sự nghiệp đào tạo phóng viên BCTT để ngày càng có nhiều sáng kiến, giải pháp hơn nữa trong việc nâng cao chất lượng đào tạo chuyên ngành này.
13. Những hướng nghiên cứu tiếp theo:
Các sản phẩm nghiên cứu của Luận án đều ở phạm vi CTĐT bậc ĐH, vì vậy tác giả khuyến nghị cho hướng nghiên cứu tiếp theo là nghiên cứu xây dựng tiêu chuẩn đánh giá chất lượng CTĐT bậc sau ĐH cho ngành BCTT ở Việt Nam. Các nghiên cứu xây dựng tiêu chuẩn đánh giá nói chung nên được định lượng chuẩn hóa theo mô hình Rasch.
14. Các công trình đã công bố có liên quan đến luận án:
(1) Trần Thị Tú Anh (2010), “Kiểm định chất lượng giáo dục ĐH ở các nước phát triển và ở Việt Nam”, Tạp chí Lý luận chính trị và Truyền thông (11), tr. 18-22.
(2) Trần Thị Tú Anh (2011), “Đề xuất tiêu chí đánh giá cuối khoá học ở Học viện Báo chí và Tuyên truyền”, Tạp chí Lý luận chính trị và Truyền thông (11), tr. 45-49.
(3) Trần Thị Tú Anh (2014), “Mô hình đảm bảo chất lượng đào tạo BCTT ở Việt Nam”, Tạp chí Quản lý giáo dục (58), tr. 10-14.
(4) Trần Thị Tú Anh (2014), “Chất lượng đào tạo cử nhân BCTT ở Việt Nam”, Tạp chí Khoa học, ĐH Sư phạm Hà Nội (2), tr. 169-176.
>>>> Xem thông tin bản tiếng Anh.
|