1. Họ và tên nghiên cứu sinh: Lê Thị Hoàng Liễu
2. Giới tính: Nữ
3. Ngày sinh: 25/ 06/19614. Nơi sinh: Long An
5. Quyết định công nhận nghiên cứu sinh: số 3676/ QĐ – SĐH, ngày 28 tháng 10 năm 2009 của Giám đốc Đại học quốc gia Hà Nội.
6. Các thay đổi trong quá trình đào tạo: Quyết định điều chỉnh tên đề tài luận án số 01/QĐ-SĐH ngày 08 tháng 01 năm 2013 của Hiệu trưởngTrường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn.
7. Tên đề tài luận án: “ Tiếp cận chăm sóc sức khỏe ban đầu của người dân nông thôn tại y tế cơ sở (nghiên cứu hai xã Tân Quý Tây và Hưng Long, huyện Bình Chánh, thành phố Hồ Chí Minh)”
8. Chuyên ngành: Xã hội học
9. Mã số: 62313001
10. Cán bộ hướng dẫn khoa học: PGS.TS Hoàng Bá Thịnh
11. Tóm tắt các kết quả mới của luận án:
Thứ nhất, đề tài đã khái quát tình hình chăm sóc sức khỏe ban đầu ở tuyến y tế cơ sở của một số nước trên thế giới và các yếu tố tác động chăm sóc sức khỏe ban đầu. Đưa ra những điểm tương đồng và khác biệt về chăm sóc sức khỏe ban đầu giữa Việt Nam và một số nước trên khu vực.
Thứ hai,, đã làm rõ được khái niệm về dịch vụ y tế công, kiến thức hành vi cộng đồng trong chăm sóc sức khỏe ban đầu. Tiếp cận các lý thuyết xã hội học liên quan đến hành vi và dịch vụ chăm sóc sức khỏe.
Thứ ba, đề tài đã đưa ra được những bất cập về nguồn lực cho trạm y tế trong cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe ban đầu, nhu cầu của người dân về dịch vụ y tế tại địa phương chưa đáp ứng nhu cầu của người dân.
Thứ tư,những biến đổi trong sự lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu của người dân, từ đó giúp các nhà quản lý có dữ liệu, cơ sở điều chỉnh cần thiết nhằm nâng cao chất lượng cuộc sống cho người dân giảm tỷ lệ tử vong, dị tật bẩm sinh, dị tật do các bệnh nhiễm, đồng thời giúp giảm tải bệnh viện, người dân giảm chi phí trong điều trị các bệnh thông thường, trong bối cảnh hiện nay ngành y tế còn đang gặp rất nhiều khó khăn trong việc ngăn chận các dịch bệnh bùng phát, các bệnh mãn tính không lây gia tăng, gây ra những hệ quả về kinh tế và sự phát triền
12.Khả năng ứng dụng trong thực tiễn:
- Kết quả nghiên cứu của luận án có thể được dùng làm tài liệu phục vụ cho quá trình nghiên cứu, tham khảo, giảng dạy cho bộ môn xã hội học y tế , áp dụng lý thuyết xã hội học chuyên biệt vào lý giải các vấn đề xã hội trong lĩnh vực sức khoẻ, dân số.
-Những đề xuất giải pháp của đề tài sẽ góp phần tích cực cho việc nâng cao hiệu quả hoạt động của y tế cơ sở, trong bối cảnh hiện nay các bệnh mãn tính không lây đang gia tăng nhanh chóng, người dân rất cần dịch vụ y tế cơ sở có chất lượng trong khám chữa bệnh ban đầu, thực hiện hiệu quả các chương trình chăm sóc sức khỏe ban đầu.
13. Những hướng nghiên cứu tiếp theo: nghiên cứu “Tiếp cận dịch vụ y tế cơ sở của người dân mắc bệnh mãn tính không lây tại huyện vùng ven và quận nội thành, thành phố Hồ Chí Minh”
14. Các công trình đã công bố có liên quan đến luận án
|