1. Họ và tên nghiên cứu sinh: Phạm Vũ Thắng
2. Giới tính: nam
3. Ngày sinh: 03 tháng 12 năm 1971
4. Nơi sinh: Hà Nội
5. Quyết định công nhận nghiên cứu sinh: số 3611/QĐ-SĐH ngày 22/10/2009 của Giám đốc Đại học Quốc gia Hà Nội
6. Các thay đổi trong quá trình đào tạo: không
7. Tên đề tài luận án: Pháp luật quốc tế và việc giải quyết tranh chấp hai quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa
8. Chuyên ngành: Luật quốc tế
9. Mã số: 62 38 60 01
10. Cán bộ hướng dẫn khoa học: PGS. TS. Nguyễn Bá Diến
11. Tóm tắt các kết quả mới của luận án:
Tập hợp thêm, đầy đủ hơn luận điểm, giải thích chính thức của các bên yêu sách chủ quyền quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa.
Hệ thống cơ sở pháp lý, luận giải sâu sắc thêm tiêu chuẩn của nguyên tắc chiếm hữu thật sự, cơ sở luật đương đại (intertemporal law), thời điểm kết tinh tranh chấp (critical date), kế thừa nhà nước, danh nghĩa kề cận địa lý, nguyên tắc kéo dài tự nhiên của thềm lục địa.
Bằng cách sử dụng những phương pháp nghiên cứu duy vật biện chứng, tiếp cận lịch sử, phân tích pháp lý, so sánh và phản biện pháp lý, luận án trình bày vấn đề dưới góc nhìn mới, không liệt kê các sự kiện lịch sử theo thời gian như một số nghiên cứu trước, mà phân tích, đánh giá các sự kiện pháp lý, luận cứ của các bên theo theo yếu tố cấu thành của chế định pháp luật, dưới những góc độ pháp lý khác nhau, mang đến góc nhìn đa chiều để làm sáng tỏ vấn đề nghiên cứu. Kết quả nghiên cứu còn phát hiện và đề xuất một số nội dung cần triển khai nghiên cứu, nhằm củng cố một cách vững chắc bằng chứng chủ quyền của Việt Nam. Đây cũng là điểm mà một số nghiên cứu trước đây chưa thực sự quan tâm.
Luận án có cố gắng phân chia một bước việc xác lập chủ quyền của Việt Nam đối với quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa, tương tự trong phần giải pháp. Các đề xuất tương đối cụ thể, đáp ứng yêu cầu trước mắt, cũng như lâu dài của cuộc đấu tranh bảo vệ chủ quyền hai quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa.
12. Khả năng ứng dụng thực tiễn:
Vận dụng vào thực tiễn của cuộc đấu tranh bảo vệ chủ quyền của Việt Nam trên hai quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa và góp một phần hữu ích trong việc giảng dạy luật quốc tế.
13. Các hướng nghiên cứu tiếp theo: chủ quyền và giải pháp cho vấn đề quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa.
14. Các công trình công bố liên quan đến luận án:
[1] Phạm Vũ Thắng (2013), “Suy nghĩ về giải pháp pháp lý cho Việt Nam trước vụ kiện của Philippines”, Tạp chí Khoa học Đại học quốc gia Hà Nội, Chuyên san Luật học Tập 29 (số 2), tr. 50-55.
[2] Phạm Vũ Thắng (2013), “Nguyễn tắc chiếm hữu thật sự và chủ quyền của Việt Nam đối với các quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa”, Tạp chí Kiểm sát (số 21), tr. 26-[3] Phạm Vũ Thắng (2015), “Thực tiễn giải quyết tranh chấp biển, đảo ở châu Á – Thái Bình Dương và những đề xuất hợp tác của quốc tế giải quyết vấn đề này ở Biển Đông”, Tạp chí Quan hệ quốc phòng (số 29), tr. 71-77.
>>>>> Xem thông tin chi tiết bản tiếng Anh.
|