Sau đại học
Trang chủ   >  Tin tức  >   Thông báo  >   Sau đại học
Thông tin LATS của NCS Ngô Thị Thùy Dương
Tên đề tài luận án: Đánh giá và dự báo xung đột môi trường trong khai thác, sử dụng tài nguyên nước mặt lưu vực sông Srê Pốk

1. Họ và tên nghiên cứu sinh: Ngô Thị Thùy Dương       

2.Giới tính: Nữ

3. Ngày sinh:     07/6/1984                                                         

4. Nơi sinh: Quảng Ninh

5. Quyết định công nhận nghiên cứu sinh: số 3201/QĐ-SĐH ngày 08/11/2010 của Đại học Quốc gia Hà Nội          

6. Các thay đổi trong quá trình đào tạo:

- Điều chỉnh chuyên ngành đào tạo theo Quyết định số 3845/QĐ-ĐT ngày 22/12/2011 của Đại học Quốc gia Hà Nội;

- Điều chỉnh tên đề tài và cán bộ hướng dẫn luận án tiến sĩ theo Quyết định số 628/QĐ-SĐH ngày 28/02/2012 của Hiệu trưởng Trường Đại học Khoa học Tự nhiên

7. Tên đề tài luận án: Đánh giá và dự báo xung đột môi trường trong khai thác, sử dụng tài nguyên nước mặt lưu vực sông Srê Pốk

8. Chuyên ngành: Môi trường đất và nước                    

9. Mã số: 62 44 03 03

10. Cán bộ hướng dẫn khoa học:           GS. TS. Lê Đình Thành, PGS. TS. Lưu Đức Hải

11. Tóm tắt các kết quả mới của luận án:

- Nghiên cứu đã tổng quan, phân tích một số vấn đề về xung đột môi trường và giải quyết xung đột môi trường do tranh chấp tài nguyên, đánh giá tình hình sử dụng và khai thác tài nguyên nước trong trong lưu vực sông Srê Pốk của các bên liên quan,... Từ đó khẳng định xu thế gia tăng và những biểu hiện phức tạp, đa dạng của các mâu thuẫn và xung đột môi trường trong tương lai,và nhận diện các xung đột môi trường trong lưu vực sông Srê Pốk.

- Nghiên cứu đã góp phần hoàn thiện phương pháp nghiên cứu, phân tích các xung đột môi trường trong khai thác, sử dụng tài nguyên nước.

- Nghiên cứu đã tập trung phân tích các xung đột môi trường trong khai thác, sử dụng và quản lý tài nguyên nước mặt lưu vực sông Srê Pốk trên cơ sở văn hóa của cộng đồng Tây Nguyên. Từ đó, nhận diện được các mâu thuẫn, xung đột môi trường và đặc điểm của xung đột môi trường trong khai thác, sử dụng tài nguyên nước mặt lưu vực sông Srê Pốk và dự báo các xung đột môi trường trong tương lai liên quan đến việc khai thác, sử dụng tài nguyên nước mặt tại LVS Srê Pốk. Đồng thời, phân tích được nguyên nhân và tác động của xung đột môi trường trong khai thác, sử dụng tài nguyên nước mặt lưu vực sông Srê Pốk.

- Nghiên cứu đã đề xuất được các nhóm giải pháp nhằm giảm thiểu, quản lý xung đột môi trường trong khai thác, sử dụng tài nguyên nước mặt lưu vực sông Srê Pốk.

12. Khả năng ứng dụng thực tiễn: Kết quả của đề tài luận án cung cấp những giải pháp giảm thiểu xung đột môi trường trong khai thác, sử dụng và quản lý tài nguyên nước, góp phần hỗ trợ và nâng cao hiệu quả quản lý tài nguyên nước và bảo vệ môi trường lưu vực sông Srê Pốk, góp phần xóa đói, giảm nghèo, phát triển bền vững lưu vực sông Srê Pốk.

13. Các hướng nghiên cứu tiếp theo: Nghiên cứu xác định thiệt hại do ô nhiễm, suy thoái môi trường trên lưu vực sông Srê Pốk để góp phần làm giảm ô nhiễm, suy thoái môi trường do các hoạt động phát triển kinh tế – xã hội trên lưu vực sông Srêpok gây ra.

14. Các công trình công bố liên quan đến luận án:

[1] Lê Đình Thành, Nguyễn Lập Dân, Ngô Thị Thùy Dương (2012), “Những tồn tại trong quản lý, khai thác tài nguyên nước lưu vực Sê San- Srê Pốk và hướng giải quyết”, Tuyển tập các báo cáo khoa học Hội nghị Khoa học Địa lý toàn quốc lần thứ 6, tr.507-513, NXB Khoa học tự nhiên và công nghệ. 

[2] Ngô Thị Thùy Dương, Lê Đình Thành, Phan Văn Yên (2013), “Xung đột môi trường trong sử dụng tài nguyên nước mặt lưu vực sông Srêpok”, Tạp chí Khoa học Kỹ thuật Thủy lợi và Môi trường, (41), tr.114-120, Hà Nội.

 [3] Ngô Thị Thùy Dương, Lê Đình Thành, Nguyễn Lập Dân (2013), “Những mâu thuẫn xuyên biên giới trong sử dụng nước mặt lưu vực Sê San - Srêpok”, Kỷ yếu Hội nghị Khoa học Địa lý toàn quốc lần thứ 7, tr.540-548, NXB Đại học Thái Nguyên, Thái Nguyên.

[4] N.T.T.Duong, L.D.Thanh (2014), “Propose the measures for mitigation of conflicts in surface water use on Sesan – Srê Pốk river basin basing on Eco-hydrology approach”, 19th congress of the Asia and Pacific Division of the International association for Hydro-Environment engineering and research, IAHR-APD 2014, p.294, Construction Publishing House, Hanoi.

>>>>> Xem thông tin bảntiếng Anh.

 Cao Đức - VNU - HUS
  In bài viết     Gửi cho bạn bè
  Từ khóa :
Thông tin liên quan
Trang: 1   | 2   | 3   | 4   | 5   | 6   | 7   | 8   | 9   | 10   | 11   | 12   | 13   | 14   | 15   | 16   | 17   | 18   | 19   | 20   | 21   | 22   | 23   | 24   | 25   | 26   | 27   | 28   | 29   | 30   | 31   | 32   | 33   | 34   | 35   | 36   | 37   | 38   | 39   | 40   | 41   | 42   | 43   | 44   | 45   | 46   | 47   | 48   | 49   | 50   | 51   | 52   | 53   | 54   | 55   | 56   | 57   | 58   | 59   | 60   | 61   | 62   | 63   | 64   |