Sau đại học
Trang chủ   >  Tin tức  >   Thông báo  >   Sau đại học
Thông tin LATS của NCS Trần Việt Hà
Tên đề tài luận án: “An ninh của xã hội dân sự trong bối cảnh toàn cầu hóa”

1. Họ và tên nghiên cứu sinh: Trần Việt Hà     

2. Giới tính: Nam

3. Ngày sinh: 20/05/1976                                  

4. Nơi sinh: Bắc Giang

5. Quyết định công nhận nghiên cứu sinh số: 2436/2012/QĐ-XHNV-SĐH ngày 08 tháng 11 năm 2012 của Hiệu trưởngTrường Đại học khoa học xã hội và nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội.

6. Các thay đổi trong quá trình đào tạo: Quyết định số 04/QĐ-SĐH ngày 12 tháng 01 năm 2015 của Hiệu trưởng Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn - Đại học Quốc gia Hà Nội về việc điều chỉnh tên đề tài luận án.

7. Tên đề tài luận án: An ninh của xã hội dân sự trong bối cảnh toàn cầu hóa”

8. Chuyên ngành: Chủ nghĩa duy vật biện chứng &Chủ nghĩa duy vật lịch sử

9. Mã số: 62.22.03.02

10. Cán bộ hướng dẫn khoa học: PGS.TS Phạm Thái Việt

11. Tóm tắt các kết quả mới của luận án:

- Luận án đã góp phần làm rõ các khái niệm: “Xã hội dân sự”, “An ninh”, “An ninh của xã hội dân sự”, “An ninh con người”.

- Luận án đã làm rõ những điểm mới trong nội dung khái niệm "an ninh của xã hội dân sự" khi đặt vào bối cảnh toàn cầu hóa.

- Luận án góp phần chứng minh rằng, toàn cầu hóa gây ra các yếu tố “bất định” và “rủi ro” và đó chính là những thách thức mới đối với an ninh của XHDS.

- Góp phần làm rõ tính tất yếu của sự chuyển dịch từ an ninh “truyền thống” sang “phi truyền thống”.

- Rút ra một số bài học nhằm bảo đảm an ninh con người trong quá trình hội nhập của Việt Nam hiện nay.

12. Khả năng ứng dụng trong thực tiễn:

Kết quả nghiên cứu của luận án có thể sử dụng làm tài liệu tham khảo phục vụ giảng dạy và nghiên cứu các vấn đề như: nhà nước, xã hội dân sự, an ninh của xã hội dân sự, toàn cầu hoá, phục vụ cho cán bộ hoạt động thực tiễn trong lĩnh vực liên quan đến đề tài của luận án.

13. Những hướng nghiên cứu tiếp theo:

- Đi sâu nghiên cứu sự gia tăng những rủi ro, bất định đe dọa an ninh con người trong bối cảnh toàn cầu hóa, từ đó giúp cho các nhà hoạch định chính sách xây dựng phương thức quản trị an ninh tương hợp nhằm duy trì sự ổn định và phát triển xã hội.

- Nghiên cứu về an ninh trong tình hình mới, từ đó cố gắng chỉ ra những hệ quả và giải pháp để kiểm soát chúng trong quá trình hội nhập khu vực và quốc tế của Việt Nam.

- Mở rộng nghiên cứu kinh nghiệm của các nước về việc sử dụng thước đo “an ninh con người” và phát huy vai trò của các chủ thể cung ứng/đảm bảo an ninh (Nhà nước, thị trường và xã hội dân sự) trong bối cảnh toàn cầu hóa. Qua đó, rút ra một số bài học nhằm bảo đảm an ninh con người trong quá trình hội nhập của Việt Nam hiện nay.

14. Các công trình khoa học liên quan đến luận án:  

-Trần Việt Hà (Đồng tác giả) (2009), “Quán triệt nội dung giáo dục quốc phòng và an ninh đối với thanh niên trong giai đoạn hiện nay”, Tạp chí Công an nhân dân (3), tr.21-23&63.

- Trần Việt Hà (Đồng tác giả) (2010), “Những vấn đề nổi lên của chủ nghĩa cực đoan Hồi giáo hiện nay”, Tạp chí Công an nhân dân (2), tr.118-120.

- Trần Việt Hà (2013), “Quan niệm nhân học xã hội và tổ chức quyền lực chính trị trong triết học của Rousseau”, Tạp chí Lý luận chính trị & truyền thông (12), tr.39-43.

- Trần Việt Hà (2014), “Bàn về vai trò quản lý xã hội của Nhà nước trong kinh tế thị trường”, Tạp chí Công an nhân dân (8), tr.19-21.

- Trần Việt Hà (2014), “An ninh con người trong bối cảnh toàn cầu hóa - Một số liên hệ về vấn đề an ninh ở Canada”, Tạp chí Khoa học & Giáo dục an ninh (10), tr.89-92.

- Trần Việt Hà (2015), “Một cách tiếp cận về con người trong triết học Phương Tây và khả năng tích hợp nó của văn hóa Phương Đông hiện nay”, Tạp chí Thông tin khoa học lý luận chính trị (2), tr.53-58.

>>>>> Xem bản thông tintiếng Anh.

 Tân Lê - VNU - USSH
  In bài viết     Gửi cho bạn bè
  Từ khóa :
Thông tin liên quan
Trang: 1   | 2   | 3   | 4   | 5   | 6   | 7   | 8   | 9   | 10   | 11   | 12   | 13   | 14   | 15   | 16   | 17   | 18   | 19   | 20   | 21   | 22   | 23   | 24   | 25   | 26   | 27   | 28   | 29   | 30   | 31   | 32   | 33   | 34   | 35   | 36   | 37   | 38   | 39   | 40   | 41   | 42   | 43   | 44   | 45   | 46   | 47   | 48   | 49   | 50   | 51   | 52   | 53   | 54   | 55   | 56   | 57   | 58   | 59   | 60   | 61   | 62   | 63   | 64   | 65   |