1. Họ và tên nghiên cứu sinh: Nguyễn Thị Hoài Phương
2. Giới tính: Nữ
3. Ngày sinh: 24/4/1980
4. Nơi sinh: Hải Phòng
5. Quyết định công nhận nghiên cứu sinh: số 4152/QĐ-SĐH, ngày 15/7/2008, của Giám đốc Đại học Quốc gia Hà Nội
6. Các thay đổi trong quá trình đào tạo: điều chỉnh tên luận án theo quyết định số 492 QĐ/SĐH, ngày 15/7/2015, của Hiệu trưởng Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn.
7. Tên đề tài luận án: Thành phố Hải Phòng từ năm 1888 đến năm 1945
8. Chuyên ngành: Lịch sử Việt Nam cận đại và hiện đại 9. Mã số: 62 22 54 05
10. Cán bộ hướng dẫn khoa học: GS.TS Nguyễn Văn Khánh
11. Tóm tắt các kết quả mới của luận án:
- Luận án đã khái quát quá trình hình thành của thành phố Hải Phòng, từ một vùng đất hoang sơ nơi cửa sông ven biển đã trở thành một thị tứ trung đại và một đô thị cận đại tính đến năm 1888.
- Luận án đã phác họa lên bức tranh về đời sống kinh tế của thành phố Hải Phòng thời cận đại (từ năm 1888 đến năm 1945) với các loại hình kinh tế công nghiệp, thương nghiệp, thủ công nghiệp, nông nghiệp, dịch vụ, đánh bắt thủy hải sản, trong đó tập trung làm rõ đặc trưng của một thành phố công thương nghiệp phát triển ở miền Bắc Việt Nam thời cận đại.
- Luận án làm rõ những đặc điểm về thiết chế quản lý, những biến đổi về dân số và cơ cấu dân cư, sự xuất hiện và thay đổi trong các giai cấp, các phong trào đấu tranh cách mạng từ 1930 đến 1945 ở thành phố Hải Phòng.
- Luận án xây dựng lại đời sống sinh hoạt văn hóa phong phú và phức tạp của thành phố Hải Phòng trên các phương diện: giáo dục, y tế, thể thao, sự xuất hiện và hoạt động của báo chí, xuất bản, những đặc trưng về văn hóa đảm bảo đời sống của những cư dân vùng duyên hải ven biển cũng như đời sống tôn giáo, tín ngưỡng, các loại hình sân khấu, lễ hội ở thành phố Hải Phòng thời cận đại.
- Luận án đã khái quát những đặc trưng cơ bản về sự hình thành của cảng thị ở Việt Nam thời cận đại (qua trường hợp Hải Phòng); xác định những nhân tố quan trọng, quyết định sự phát triển về kinh tế xã hội cũng như những đặc trưng trong đời sống văn hóa của Hải Phòng thời cận đại, từ đó rút ra những bài học cho sự phát triển kinh tế xã hội, xây dựng đời sống văn hóa của thành phố Hải Phòng ngày nay và tương lai.
12. Khả năng ứng dụng trong thực tiễn:
- Kết quả nghiên cứu của luận án có thể là tư liệu tham khảo cho các nhà hoạch định chính sách của thành phố Hải Phòng khi xây dựng những chương trình, kế hoạch phát triển kinh tế của thành phố, phân loại dân cư đô thị, xây dựng đời sống văn hóa, xác định thế mạnh trong du lịch, dịch vụ…
- Luận án là tài liệu tham khảo cho những nghiên cứu về thành phố Hải Phòng trong lịch sử.
- Luận án là tài liệu tham khảo cho hoạt động giảng dạy và nghiên cứu khoa học về đô thị và văn hóa đô thị ở Việt Nam.
13. Những hướng nghiên cứu tiếp theo:
- Đô thị Việt Nam thời cận đại (Hải Phòng và một số đô thị cận đại khác)
- Thành phố Hải Phòng thời hiện đại (1945 đến nay)
- Dân cư đô thị Hải Phòng: nguồn gốc và sự biến đổi
14. Các công trình đã công bố có liên quan đến luận án:
1. Nguyễn Thị Hoài Phương (2011), “Thành phố Hải Phòng trong những thập kỷ 70-80 của thế kỷ XIX”, Một chặng đường nghiên cứu lịch sử (2006-2011), NXB. Thế giới, Hà Nội, tr.531-537.
2. Nguyễn Thị Hoài Phương (2014), “Sân khấu kịch nói ở Hải Phòng thời Pháp thuộc”, Tạp chí Văn hóa Nghệ thuật (360), tr.79-82.
3. Nguyễn Thị Hoài Phương (2014), “Vài nét về những người Ấn Độ ở Hải Phòng (giai đoạn cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX)”, Tạp chí Nghiên cứu Đông Nam Á (174), tr.79-82.
>>>>> Xem thông tin chi tiết bản tiếng Anh.
|