- Họ và tên nghiên cứu sinh: Đinh Thị Thanh Huyền
- Giới tính: Nữ
- Ngày sinh: 11/8/1978
- Nơi sinh: Hải Phòng
- Quyết định nghiên cứu sinh theo số: 3676/QĐ-SĐH, ngày 28/10/2009 của Giám đốc Đại học Quốc gia Hà Nội.
- Các thay đổi trong quá trình đào tạo: Không
- Tên đề tài luận án: Tục chơi quan họ (xứ Kinh Bắc) xưa và nay.
- Chuyên ngành: Dân tộc học; 9. Mã số: 62 22 70 01
- Cán bộ hướng dẫn khoa học: PGS.TS Lê Sỹ Giáo
- Tóm tắt các kết quả mới của luận án
Kết quả của nghiên cứu mang lại những phát hiện chính như sau:
1.Quan họ không chỉ là một loại hình hát giao duyên nam nữ mà trên hết, là một tổng thế sinh hoạt văn hóa gắn liền với hàng loạt các tập tục địa phương như kết chạ, kết bọn theo những nguyên tắc nhất định và người chơi tin rằng hát quan họ không chỉ là một hình thức giải trí mà còn có ý nghĩa cầu mong hạnh phúc, sinh sôi và phát triển của cộng đồng. Không gian của hát quan họ bao gồm hát thờ, hát canh, hát hội, và một hình thức hát khá phổ biến nhưng không theo lề lối, (tức giọng vặt hay giọng linh tinh) có tên gọi là quan họ trùm đầu hay hát đúm.
3. Hát quan họ cổ truyền hay còn gọi quan họ lề lối có những quy định chặt chẽ, từ cách tổ chức, quan hệ thứ bậc, cách ứng xử, trang phục, ẩm thực cho đến cách hát và cách truyền dạy kỹ thuật và lối ứng xử cho thế hệ trẻ.
4. Lối hát quan họ mới hình thành từ sau 1945 đã được sân khấu hóa, thương mại hóa trong khi các câu lạc bộ quan họ có vai trò lãnh đạo của nhà nước địa phương. Các làn điệu quan họ truyền thống giờ đây đã được kết hợp với kỹ thuật thanh nhạc hiện đại, và lối hát mới song song tồn tại cùng với lối hát quan họ xưa vẫn đang được lưu giữ trong hai làng quan họ Diền và Bịu. Có thể thấy từ sau 1945 có hai hình thức hát quan họ song hành tồn tại, và công chúng được biết đến quan họ mới nhiều hơn nhờ hệ thống truyền thông và sân khấu hóa.
5. Bảo tồn quan họ cổ hay quan họ mới là một vấn đề còn đang tranh cãi. Người chơi quan họ ở các làng cũng có ý kiến khác nhau. Thế hệ cao niên muốn duy trì và phổ biến quan họ lề lối trong khi nhóm người trẻ tuổi chỉ biết hát quan họ mới có nhạc đệm. Thực ra, quan họ cũng giống như bất cứ hiện tượng văn hóa phi vật thể khác, cũng đều biến đổi theo thời gian. Không có một thứ quan họ “gốc” nào có thể tồn tại xuyên thời gian. Người dân trong các làng quan họ tin rằng bảo tồn và phát triển quan họ là cần thiết, trong đó không chỉ quan tâm đến các làn điệu cổ mà còn chú trọng duy trì các lề lối chơi và vai trò của cộng đồng vì đó mới là cái cốt lõi và là môi trường sinh thành của văn hóa quan họ.
12. Khả năng ứng dụng trong thực tiễn :
Tìm kiếm những ngụ ý khoa học cho chính sách bảo tồn văn hóa quan họ
Góp phần quan trọng chỉ ra hướng tiếp cận để tham gia vào cuộc thảo luận hiện thời về quan họ nói riêng và văn hóa phi vật thể nói chung.
13. Những hướng nghiên cứu tiếp theo:
Di sản văn hoá và bảo tồn di sản văn hoá trong đời sống hiện đại
14. Các công trình đã công bố có liên quan đến luận án
1. Đinh Thị Thanh Huyền (2014), “Dân ca quan họ Bắc Ninh: Các khuynh hướng tiếp cận”, Tạp chí Văn hóa dân gian (5), tr.23-33.
2. Đinh Thị Thanh Huyền (2014), “Đặc điểm và giá trị thẩm mỹ trong trang phục quan họ truyền thống”, Tạp chí Bảo tàng và Nhân học (3), tr.56-67.
3. Đinh Thị Thanh Huyền (2014), “Tiếp cận Tục chơi Quan họ xứ Kinh Bắc từ lý thuyết nhân học văn hoá”, Tạp chí Nhân lực Khoa học Xã hội (11), tr.30-39.
>>>>> Xem bản thông tin chi tiết tiếng Anh.
|