Sau đại học
Trang chủ   >  Tin tức  >   Thông báo  >   Sau đại học
Thông tin LATS của NCS Lê Thị Thanh Hương
Tên đề tài luận án: “Nghiên cứu tính đa dạng nguồn cây thuốc được sử dụng trong cộng đồng các dân tộc thiểu số ở tỉnh Thái Nguyên nhằm bảo tồn và phát triển bền vững”.

1. Họ và tên NCS: Lê Thị Thanh Hương             

2. Giới tính:  Nữ

3. Ngày sinh: 25/01/1982                                               

4. Nơi sinh:  Thái Nguyên

5. Quyết định công nhận nghiên cứu sinh: 2934/QĐ-KHTN-CTSV ngày 07/9/2011 của Hiệu trưởng Trường Đại học Khoa học Tự nhiên

6. Các thay đổi trong quá trình đào tạo: không

7. Tên đề tài luận án: “Nghiên cứu tính đa dạng nguồn cây thuốc được sử dụng trong cộng đồng các dân tộc thiểu số ở tỉnh Thái Nguyên nhằm bảo tồn và phát triển bền vững”.

8. Chuyên ngành: Thực vật học                         

9. Mã số:  62420111

10. Cán bộ hướng dẫn khoa học:  Hướng dẫn chính: PGS.TS Nguyễn Trung Thành

                                                             Hướng dẫn phụ: GS.TSKH Nguyễn Nghĩa Thìn

11. Tóm tắt các kết quả mới của luận án:

- Đây là nghiên cứu tổng thể, toàn diện đầu tiên về nguồn cây thuốc và tri thức bản địa trong sử dụng cây cỏ làm thuốc của đồng bào các dân tộc Tày, Nùng, Sán Dìu, Sán Chay và Dao ở tỉnh Thái Nguyên với 745 loài, 445 chi, 145 họ thuộc 5 ngành thực vật bậc cao có mạch.

- Lần đầu tiên cung cấp những dữ liệu về cây thuốc có tiềm năng khai thác, cây thuốc cần bảo vệ và các loài cây thuốc đặc hữu của tỉnh Thái Nguyên phục vụ cho việc xây dựng kế hoạch bảo tồn và khai thác bền vững cây thuốc ở tỉnh Thái Nguyên.

- Bổ sung dẫn liệu mới về khả năng điều trị ung thư dạ dày của cây Lá khôi (Ardisia gigantifolia Stapf.) là tiền đề quan trọng cho những nghiên cứu để phát triển thuốc kháng ung thư dạ dày phục vụ cho việc chăm sóc sức khỏe.

12. Khả năng ứng dụng thực tiễn:

Hệ thống cơ sở dữ liệu và những phân tích, đánh giá của luận án về đa dạng nguồn cây thuốc và tri thức bản địa sử dụng cây cỏ làm thuốc của cộng đồng dân tộc thiểu số ở tỉnh Thái Nguyên sẽ góp phần bảo tồn đa dạng sinh học, bảo tồn những kinh nghiệm cổ truyền quý báu của cha ông. Đồng thời là cơ sở khoa học phục vụ công tác quản lý hiệu quả, giúp các nhà hoạch định chính sách đưa ra những giải pháp cụ thể đảm bảo mục tiêu phát triển kinh tế xã hội, góp phần nâng cao thu nhập cho đồng bào dân tộc thiểu số ở tỉnh Thái Nguyên.

13. Các hướng nghiên cứu tiếp theo:

- Trên cơ sở kết quả nghiên cứu về cây thuốc và tri thức bản địa trong sử dụng cây cỏ làm thuốc của cộng đồng dân tộc thiểu số ở tỉnh Thái Nguyên tiếp tục nghiên cứu và thực hiện các biện pháp bảo tồn các loài cây thuốc quý hiếm, các loài cây thuốc đặc hữu và các loài cây thuốc có giá trị kinh tế cao.

- Dựa trên các kết quả nghiên cứu thực nghiệm tiếp tục nghiên cứu phát triển thuốc kháng ung thư dạ dày từ cây Lá khôi (Ardisia gigantifolia) phục vụ công tác chăm sóc sức khỏe cộng đồng.

14. Các công trình công bố liên quan đến luận án:

[1]. Lê Thị Thanh Hương, Nguyễn Thị Phượng, Nguyễn Trung Thành, Nguyễn Nghĩa Thìn (2012), “Điều tra cây thuốc và kinh nghiệm sử dụng cây thuốc của đồng bào dân tộc Sán Chí ở huyện Phú Lương, tỉnh Thái Nguyên”, Tạp chí Dược liệu - Viện Dược liệu, ISSN 0868-3859, 17(1), tr. 3-8.

[2]. Lê Thị Thanh Hương, Trần Thị Ngọc Anh, Nguyễn Thị Ngọc Yến, 
Nguyễn Trung Thành, Nguyễn Nghĩa Thìn (2012), “Thực trạng các loài cây thuốc quý hiếm tại tỉnh Thái Nguyên”, Tạp chí Khoa học - Đại học Quốc gia Hà Nội, ISSN 0866-8612, 28(3), tr. 173-194.

[3]. Lê Thị Thanh Hương, Chu Thành Huy, Trần Thị Ngọc Anh, Nguyễn Thị Ngọc Yến, Nguyễn Trung Thành, Nguyễn Nghĩa Thìn (2012), “Ứng dụng công nghệ GIS xây dựng cơ sở dữ liệu về cây thuốc thuộc diện cần bảo vệ tại tỉnh Thái Nguyên phục vụ công tác bảo tồn”, Tạp chí Dược liệu - Viện Dược liệu, ISSN 1859-4735, 17(3), tr. 131-137.

[4]. Lê Thị Thanh Hương, Nguyễn Nghĩa Thìn, Nguyễn Trung Thành, Nguyễn Thị Ngọc Yến (2012), “Điều tra các loài cây thuốc và giá trị sử dụng của chúng theo kinh nghiệm của đồng bào dân tộc Nùng ở xã Tân Thành, huyện Phú Bình, tỉnh Thái Nguyên”, Tạp chí Khoa học và Công nghệ - Viện Khoa học Việt Nam, ISSN 0866-708X, 50(3E), tr. 1226-1234.

[5]. Lê Thị Thanh Hương, Dương Thị Ngọc Chi, Phạm Thị Lan Huệ, Hoàng Thị Tươi, Nguyễn Trung Thành, Nguyễn Nghĩa Thìn (2013), “Điều tra các bài thuốc tắm của đồng bào dân tộc Dao ở tỉnh Thái Nguyên”, Tạp chí Dược liệu - Viện Dược liệu, ISSN 1859-4735, 18(3), tr. 127-132.

[6]. Lê Thị Thanh Hương, Ngô Đức Phương, Hoàng Thị Tươi, Đinh Thế An, Nguyễn Trung Thành, Nguyễn Nghĩa Thìn (2014), “Điều tra cây thuốc và giá trị sử dụng theo kinh nghiệm của đồng bào dân tộc Sán Dìu ở tỉnh Thái Nguyên”, Tạp chí Khoa học - Đại học Quốc gia Hà Nội, ISSN 0866-8612, 30(3), tr. 7-16.

>>>>> Xem bản thông tin tiếng Anh.

 Cao Đức - VNU - HUS
  In bài viết     Gửi cho bạn bè
  Từ khóa :