1. Họ và tên nghiên cứu sinh: Phạm Thế Thư 2. Giới tính: Nam
3. Ngày sinh: 12/01/1979 4. Nơi sinh: Thanh Hóa
5. Quyết định công nhận nghiên cứu sinh: số 2934/QĐ-KHTN-CTSV ngày 07/09/2011 của Hiệu trưởng Trường Đại học Khoa học Tự nhiên, ĐHQGHN.
6. Các thay đổi trong quá trình đào tạo: Không
7. Tên đề tài luận án: “Nghiên cứu vi khuẩn trong chất nhầy san hô ở hai quần đảo Cát Bà và Long Châu, Việt Nam”.
8. Chuyên ngành: Vi sinh vật học
9. Mã số: 62420107
10. Cán bộ hướng dẫn khoa học: TS. Yvan Bettarel; PGS.TS. Bùi Thị Việt Hà
11. Tóm tắt các kết quả mới của luận án:
Luận án được xem là công trình nghiên cứu đầu tiên ở Việt Nam liên quan tới vi sinh vật trên san hô, đưa ra được các bằng chứng và cơ sở để chứng minh được bốn vấn đề:
- Có sự khác nhau về đặc điểm quần xã vi khuẩn trong lớp chất nhầy san hô so với trong môi trường nước, giữa các loài và giữa các chi san hô.
- Có sự tồn tại mối tương quan giữa vi rút với sự phong phú và đa dạng (di truyền và chức năng) của vi khuẩn trong lớp chất nhầy san hô.
- Các đặc điểm hóa học của lớp chất nhầy san hô cùng với hệ vi sinh vật trong đó (vi khuẩn, vi rút) đã tạo nên khả năng thích ứng nhất định trước sự thay đổi của điều kiện môi trường nước.
- Điều kiện môi trường có vai trò thúc đẩy hoạt động của vi rút cộng sinh trong vi khuẩn trên san hô, làm tăng cường sự ổn định hoặc suy giảm sức khỏe của san hô.
12. Khả năng ứng dụng thực tiễn:
Những kết quả thu được là cơ sở khoa học giúp cho các nghiên cứu hiểu biết hơn về hệ vi sinh vật trên san hô và vai trò của chúng đối với san hô, đặc biệt có ý nghĩa cho các nghiên cứu liên quan tới bệnh trên san hô nhằm hướng tới bảo vệ, phục hồi và phát triển bền vững các hệ sinh thái san hô đang bị suy giảm trên khắp các vùng biển.
13. Các hướng nghiên cứu tiếp theo:
- Tăng cường nghiên cứu vi sinh vật trên nhiều loài san hô, nhiều loại bệnh trên san hô khác nhau, theo thời gian mùa vụ khác nhau.
- Tiến hành các thí nghiệm mô phỏng áp lực từ các yếu tố môi trường (nhiệt độ, ph, độ mặn, độ đục…) tới sự thay đổi cấu trúc quần xã vi sinh vật trong holobiont san hô, nhằm tìm hiểu yếu tố hình thành bệnh trên san hô.
- Phân lập vi rút từ san hô khỏe mạnh nhằm nghiên cứu liệu pháp vi vút đối với các bệnh nguy hiểm trên san hô
14. Các công trình công bố liên quan đến luận án:
[1] Phạm Thế Thư (2014), “Biến động quần xã vi sinh vật trên san hô bị bệnh dải trắng (White Flague) ở vùng ven đảo Cát Bà – Long Châu, Hải Phòng” Tạp chí Khoa học và Công nghệ Biển 14 (3A), Tr. 127-136. ISSN: 1859-3097.
[2] Phạm Thế Thư, Bùi Thị Việt Hà, Nguyễn Đăng Ngải (2014), “Điều kiện môi trường và quần xã vi khuẩn trong dịch nhầy san hô khu vực ven đảo Cát Bà và Long Châu, Việt Nam” Tạp chí Khoa học và Công nghệ Biển 14 (3), Tr. 255-265. ISSN: 1859-3097.
[3] Phạm Thế Thư (2014), “Đặc trưng của quần xã vi khuẩn và sức khỏe san hô”, Tạp chí Nông nghiệp & Phát triển Nông Thôn 16, Tr. 53-58. ISSN: 1859-4581.
[4] Bettarel Yvan1, Bouvier Thierry2, Nguyen Kim Hanh3, Pham The Thu4 (2014), “The versatile nature of coral-associated viruses”, Environmental Microbiology. doi: 10.1111/1462-2920.12579. (SCI; IF: 6,24).
[5] Phạm Thế Thư (2015), “Tương quan giữa vi rút và vi khuẩn trong lớp dịch nhầy san hô vùng Cát Bà và Long Châu, Việt Nam”, Tạp chí Sinh học. (đã được chấp nhận đăng). ISSN: 0866-7160
[6] Pham The Thu, Chu Van Thuoc, Cung Thi Ngọc Mai, Bui Thi Viet Ha, Nguyen Thanh Thuy, Tran Quang Huy, Bouvier Thierry, Bouvier Corinne, Justine Brune, Bettarel Yvan*, (2015), “Coral-associated viruses and bacteria in two contrasted sites of the Halong bay”, Aquatic Microbial Ecology (SCI; submitted).
>>>>> Xem bản thông tin tiếng Anh.
|