Sau đại học
Trang chủ   >  Tin tức  >   Thông báo  >   Sau đại học
Thông tin LATS của NCS Đỗ Thị Thanh Loan
Tên đề tài luận án: Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo điều chỉnh địa giới hành chính thành phố Hà Nội từ năm 1978 đến năm 2008

1. Họ và tên nghiên cứu sinh: Đỗ Thị Thanh Loan                       

2. Giới tính: Nữ

3. Ngày sinh: 23/08/1981                                                                       

4. Nơi sinh: Hà Nội

5. Quyết định công nhận nghiên cứu sinh: số 1180/QĐ-SĐH, ngày 17/12/2010 của Giám đốc Đại học Quốc gia Hà Nội

6. Các thay đổi trong quá trình đào tạo: điều chỉnh tên đề tài theo Quyết định số 10/QĐ-SĐH, ngày 19/01/2015 của Hiệu trưởng Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn

7. Tên đề tài luận án: Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo điều chỉnh địa giới hành chính thành phố Hà Nội từ năm 1978 đến năm 2008

8. Chuyên ngành: Lịch sử Đảng cộng sản Việt Nam                    9. Mã số: 62 22 56 01

10. Cán bộ hướng dẫn khoa học: PGS.TS Ngô Đăng Tri, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn

11. Tóm tắt các kết quả mới của luận án:

- Sưu tầm, hệ thống hóa tư liệu về chủ trương, sự chỉ đạo tổ chức thực hiện điều chỉnh địa giới hành chính thành phố Hà Nội của Đảng Cộng sản Việt Nam từ năm 1978 đến năm 2008 để bổ sung cho kho tư liệu về Thăng Long - Hà Nội và đóng góp cho việc nghiên cứu về Hà Nội nói chung và về địa giới hành chính nói riêng.

- Góp phần làm sáng tỏ quan điểm, chủ trương, quá trình chỉ đạo thực hiện điều chỉnh địa giới hành chính thành phố Hà Nội của Đảng Cộng sản Việt Nam; phục dựng một cách khách quan bức tranh về sự biến đổi địa giới hành chính của thành phố Hà Nội trong những năm 1978 - 2008; qua đó góp phần khẳng định vai trò của Đảng Cộng sản Việt Nam trong việc điều chỉnh địa giới hành chính thành phố Hà Nội từ năm 1978 đến năm 2008.

- Đưa ra những đánh giá, nhận xét về những ưu điểm, hạn chế về lãnh đạo điều chỉnh địa giới hành chính thành phố Hà Nội trong thời gian nghiên cứu của luận án, đúc rút những kinh nghiệm phục vụ việc lãnh đạo, chỉ đạo xây dựng, bảo vệ Thủ đô nói chung và trong các vấn đề liên quan đến địa giới hành chính thành phố nói riêng.

12. Khả năng ứng dụng trong thực tiễn:

- Kết quả nghiên cứu của luận án có thể sử dụng làm tư liệu tham khảo phục vụ công tác lãnh đạo, chỉ đạo xây dựng, bảo vệ Thủ đô nói chung và các vấn đề liên quan đến địa giới hành chính thành phố Hà Nội nói riêng

- Luận án là tài liệu tham khảo cho những nghiên cứu về thành phố Hà Nội thời hiện đại

- Luận án có thể sử dụng làm tài liệu nghiên cứu hay phục vụ công tác giảng dạy cho những môn học có liên quan.

13. Những hướng nghiên cứu tiếp theo:

- Đô Thị Việt Nam thời hiện đại (Hà Nội và một số đô thị khác)

- Những tác động của việc điều chỉnh địa giới hành chính thành phố Hà Nội lên các mặt đời sống xã hội, kinh tế, văn hóa… của Thủ đô và các khu vực liên quan.

14. Các công trình đã công bố có liên quan đến luận án:

1.      Ngô Đăng Tri, Đỗ Thị Thanh Loan (2011), “Bốn lần điều chỉnh địa giới hành chính thành phố Hà Nội thời kì 1954-2008, ý nghĩa và kinh nghiệm”, Với Thăng Long - Hà Nội, NXB Thế giới, Hà Nội, tr. 599-615.

2.      Đỗ Thị Thanh Loan (2013), “Những biến đổi địa giới hành chính Thủ đô Hà Nội (1961-2008)”, Tạp chí Giáo dục Lý luận (206), tr. 44-49.

3.      Đỗ Thị Thanh Loan (2014), “Điều chỉnh địa giới hành chính Hà Nội theo Nghị quyết 15/2008/QH12 của Quốc hội khóa XII”, Tạp chí Lịch sử Đảng (280), tr. 104-109.

4.      Đỗ Thị Thanh Loan (2014), “Ủy ban Quân chính - Bước đệm cho sự ra đời các cơ quan hành chính của Chính quyền mới ở Hà Nội năm 1954”, Tạp chí Lịch sử Quân sự (270), tr. 22-26.

5.      Đỗ Thị Thanh Loan (2014), “Công tác Đoàn và phong trào thanh niên Hà Nội với sự phát triển của Thủ đô trong thời kì đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước”, Đoàn thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh những chặng đường phát triển, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội, tr. 588-607.

6.      Đỗ Thị Thanh Loan (2014), “Vài nét về sự ra đời của hệ thống chính quyền mới ở Hà Nội sau ngày tiếp quản Thủ đô (10-1954)”, Bộ môn Lịch sử Đảng 40 năm xây dựng và phát triển (1974-2014), NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội, tr. 377-386.

7.      Đỗ Thị Thanh Loan (2015), “Quá trình xác lập địa giới hành chính Thủ đô Hà Nội những năm đầu sau giải phóng”, Tạp chí Nghiên cứu Lịch sử, (3), tr. 54-63.

>>>>> Thông tin LATS bằngtiếng Anh.

 VNU - USSH
  In bài viết     Gửi cho bạn bè
  Từ khóa :
Thông tin liên quan