Sau đại học
Trang chủ   >  Tin tức  >   Thông báo  >   Sau đại học
Thông tin LATS của NCS NGuyễn Phương Khánh
Tên đề tài luận án: Cái huyền ảo trong tiểu thuyết Toni Morrison

1. Họ và tên nghiên cứu sinh: NGUYỄN PHƯƠNG KHÁNH       

2. Giới tính: Nữ

3. Ngày sinh:     28/03/1982                                           

4. Nơi sinh: TP Đà Nẵng

5. Quyết định công nhận nghiên cứu sinh số: 3676/QĐ-SĐH, ngày 28 tháng 10 năm 2009 của Giám đốc Đại học Quốc gia Hà Nội

6. Các thay đổi trong quá trình đào tạo:  Không  

7. Tên đề tài luận án:     Cái huyền ảo trong tiểu thuyết Toni Morrison

8. Chuyên ngành:                      Văn học Bắc Mỹ                       

9. Mã số:          62 22 30 20

10. Cán bộ hướng dẫn khoa học:           PGS.TS Đặng Anh Đào

11. Tóm tắt các kết quả mới của luận án:

- Luận án đi vào khám phá sâu và toàn diện hơn những khía cạnh đặc sắc nhất trong bút pháp của nhà văn Toni Morrison.Chúng tôi mang đến những tiếp cận mới (ở góc độ văn học huyền ảo) đối với các tác phẩm của nhà văn hiện nay vẫn chưa được dịch và tìm hiểu nhiều ở Việt Nam.  

- Cái huyền ảo được biểu đạt trước hết trong một cốt truyện giàu màu sắc huyền thoại được xây dựng trên nền hiện thực xã hội lịch sử đậm tính chính trị. Luận án  đã phân tích 3 dạng cốt truyện huyền ảo tiêu biểu là Huyền thoại gốc, Truy tìm Chén ThánhHuyền thoại chu kỳ, gắn với các motif nổi bật: Chết và Tái sinh, Hiến tế và Cứu chuộc, cặp đôi Mẹ và Con gái. Đó là những “cổ mẫu biến hình”, là sự phóng chiếu nguyên mẫu đời sống đầy “huyền ảo” lên tư duy tiểu thuyết đậm chất ma thuật, biểu hiện của cái vô thức và bản thân cuộc sống ngoài phạm vi nhận thức.

- Gắn với cốt truyện và các motif huyền ảo là hệ thống nhân vật hòa trộn đường viền lịch sử với sự phá vỡ đặc tính hiện thực trong bút pháp xây dựng nhân vật. Luận án đã khảo sát và phân tích các khía cạnh huyền ảo trong hình tượng nhân vật. Thứ nhất là nhân vật huyễn hoặc, biểu hiện qua hai dạng: các bóng ma lúc vô hình lẩn khuất lúc hiển hiện đầy thù hận và nhân vật hồn ma tái sinh thành người. Thứ hai là nhân vật lưỡng phân, tạo nên những biểu hiện thực ảo đan xen cũng như thúc đẩy các biến cố của truyện theo hướng huyền ảo hóa, một kiểu huyền ảo - tâm lý, theo chúng tôi là bút pháp mang đặc trưng phong cách Toni Morrison. Thứ ba là nhân vật “huyền thuật” – có sức mạnh tiên tri, trị liệu, thực hiện các nghi thức tẩy rửa và phục sinh. Họ có lai lịch mờ nhòe cùng sự xuất hiện kỳ ảo nhưng lại có khả năng dẫn đường và trợ giúp cho nhân vật chính trên con đường “phiêu lưu” khám phá gốc rễ, tìm lại bản sắc cho sự tồn tại của bản thân và cộng đồng.

- Nhằm phát hiện một nét thể nghiệm độc đáo của ngòi bút Toni Morrison trên phương diện diễn ngôn huyền ảo, luận án khảo sát diễn ngôn người kể chuyện trên các phương diện: diễn ngôn thực - ảo (dựa trên các phát ngôn của người kể chuyện ngôi thứ nhất là nhân vật huyền ảo/ bí ẩn và các phát ngôn có tính dự báo, tiên tri); diễn ngôn xoay vòng (từ tính lặp lại của các diễn ngôn trên nhiều cấp độ) và diễn ngôn âm nhạc (diễn ngôn mang đậm phong cách nhạc Jazz và sự lồng ghép nhiều bài ca, bài nhạc dân gian người Mỹ gốc Phi như một cách kể chuyện – điểm này chúng tôi cho rằng là đặc trưng thú vị nhất trong lối viết của Toni Morrison).

- Luận án xây dựng một quan niệm cụ thể và đầy đủ hơn về khái niệm Cái huyền ảo, hướng tới việc khẳng định sự tồn tại và xu hướng phát triển của văn học huyền ảo thời hiện đại. Thông qua việc khảo sát biểu hiện và giá trị thẩm mỹ của bút pháp huyền ảo trong một hiện tượng văn học tiêu biểu – nhà văn Toni Morrison, luận án đóng góp một số kết quả cho việc nghiên cứu văn chương bằng lý thuyết hiện đại.

12. Khả năng ứng dụng trong thực tiễn (nếu có):

- Biên soạn tài liệu tham khảo, giáo trình giảng dạy văn học Mỹ cho sinh viên 

13. Những hướng nghiên cứu tiếp theo (nếu có):

- Mở rộng tìm hiểu toàn bộ thế giới nghệ thuật của Toni Morrison (khảo sát đầy đủ các tác phẩm của nhà văn).

- So sánh đặc trưng huyền ảo trong bút pháp của Toni Morrison với nhiều nhà văn khác cũng sáng tác theo khuynh hướng huyền ảo.

14. Các công trình đã công bố có liên quan đến luận án (liệt kê các công trình theo thứ tự thời gian):

-   Nguyễn Phương Khánh (2008), “Cấu trúc xoay vòng trong tiểu thuyết Người yêu dấu của Toni Morrison”, Tạp chí Khoa học & Công nghệ, Đại học Đà Nẵng (5), tr.96-105.

-   Nguyễn Phương Khánh (2010), “Âm nhạc như là cấu trúc và biểu tượng trong tiểu thuyết Người yêu dấu của Toni Morrison”, Đường biên - Nghiên cứu, phê bình, NXB Văn học, tr.9-22.

-   Nguyễn Phương Khánh (2012), “Thời gian mảnh vỡ trong tiểu thuyết Người yêu dấu của Toni Morrison”, Kỷ yếu Hội thảo quốc gia Cán bộ trẻ các trường ĐHSP toàn quốc, NXB Đại học Huế, tr.446-454.

-   Nguyễn Phương Khánh (2012), “Về khái niệm Huyền thoại gốc và mô hình cuộc hành trình của người anh hùng huyền thoại trong tiểu thuyết Bài ca Solomon của Toni Morrison”, Tạp chí Văn học nước ngoài (5), tr.94-115.

-   Nguyễn Phương Khánh (2012), Toni Morrison và tiểu thuyết, NXB Văn học.

-   Nguyễn Phương Khánh (2013), “Cái huyền ảo và liên văn bản trong tiểu thuyết Người yêu dấuJazz của Toni Morrison”, Kỷ yếu hội thảo quốc gia Hậu hiện đại – Lý thuyết và thực tiễn, NXB Đại học Sư phạm HN, tr.223-234.

-   Nguyễn Phương Khánh (2013), “Cốt truyện và các motif huyền thoại trong tiểu thuyết Toni Morrison”, Kỷ yếu Hội thảo quốc gia Cán bộ trẻ các trường ĐHSP toàn quốc, NXB Đà Nẵng, tr.328-333.

-   Nguyễn Phương Khánh (2013), “Sethe và chứng Hysteria – Tiểu thuyết Người yêu dấu (Toni Morrison) dưới góc nhìn Phân tâm học”, Đường biên 2- nghiên cứu, phê bình, NXB Đà Nẵng, tr.229-358.

-   Nguyễn Phương Khánh (2015), “Nhân vật huyền thuật trong tiểu thuyết Toni Morrison”, Tạp chí Khoa học & Giáo dục,Trường Đại học Sư phạm, Đại học Đà Nẵng (15), tr.45-50.

>>>>> Xem thông tin LATS bản tiếng Anh.

 Tân Lê - VNU - USSH
  In bài viết     Gửi cho bạn bè
  Từ khóa :