Sau đại học
Trang chủ   >  Tin tức  >   Thông báo  >   Sau đại học
Thông tin LATS của NCS Phạm Lan Anh
Tên đề tài luận án: Điều tra thực trạng giáo viên Tiếng Anh đánh giá học sinh trong quá trình học tập trên lớp tại 3 trường tiểu học ở Hà Nội

1. Họ và tên nghiên cứu sinh: Phạm Lan Anh                           

2. Giới tính: Nữ

3. Ngày sinh: 02/01/1972                                                           

 4. Nơi sinh: Hà Nội

5. Quyết định công nhận nghiên cứu sinh số: 4153/QĐ-SĐH ngày 15 tháng 7 năm 2008

6. Các thay đổi trong quá trình đạo tạo:

7. Tên đề tài luận ánĐiều tra thực trạng giáo viên Tiếng Anh đánh giá học sinh trong quá trình học tập trên lớp tại 3 trường tiểu học ở Hà Nội

8. Chuyên ngành: Lý luận & Phương pháp giảng dạy tiếng Anh      

9. Mã số: 62410111

10. Cán bộ hướng dẫn khoa học: TS. Tô Thị Thu Hương                           

11. Tóm tắt các kết quả mới của luận án:

Luận án nghiên cứu về thực trạng giáo viên Tiếng Anh kiểm tra đánh giá học sinh trong bối cảnh lớp học tại 3 trường tiểu học ở Hà Nội.

Luận án cho thấy mục đích, đường hướng, quy trình và nội dung kiểm tra ở ba trường tiểu học này phụ thuộc vào ba loại hình kiểm tra đánh giá (thường xuyên, định kỳ và cuối năm) theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo. Như vậy, việc kiểm tra đánh giá của giáo viên tại ba trường đều chịu quy định chung bởi các văn bản hướng dẫn pháp quy, song bối cảnh của từng trường, từng khối lớp, định hướng của Tổ chuyên môn và kiến thức chuyên môn/quan điểm/niềm tin của riêng từng giáo viên về việc học, việc dạy và việc kiểm tra đánh giá đã tạo ra sự khác biệt trong cách thức các giáo viên này tiến hành kiểm tra đánh giá. Trường nào có định hướng đúng, trường đó có hoạt động kiểm tra đánh giá tốt hơn. Giáo viên nào có hiểu biết sâu về đặc điểm nhận thức của trẻ em, về phương pháp giảng dạy và kiểm tra đánh giá, giáo viên đó có cách thức, quy trình và phương pháp kiểm tra đánh giá hiệu quả hơn. Ngoài những điềm khác biệt thì điểm chung nổi bật giữa các giáo viên là: họ chưa thấy được mối quan hệ xuyên suốt và biện chứng giữa học – dạy – kiểm tra đánh giá, do đó các hoạt động kiểm tra đánh giá thường bị tách rời khỏi việc dạy và học. Luận án cũng nêu lên kiến thức chuyên môn và quan điểm, niềm tin của giáo viên về kiểm tra đánh giá chủ yếu được hình thành trên cơ sở kinh nghiệm giảng dạy và trao đổi học hỏi từ đồng nghiệp trong các đợt tập huấn. 

Kết quả nghiên cứu chỉ ra rằng việc kiểm tra đánh giá học sinh trong bối cảnh lớp học tại 3 trường tiểu học ở Hà Nội không gây áp lực cho cả thày lẫn trò, tuy nhiên, hiệu quả đem lại cho việc dạy và học vẫn còn khiêm tốn. Về hình thức, các hoạt động học tập trong quá trình giảng dạy khá phong phú đa dạng, phù hợp các cách tư duy khác nhau của học sinh, là nguồn thông tin tiềm năng cho việc kiểm tra đánh giá. Tuy nhiên, do dựa trên quan điểm kiểm tra đánh giá tách rời khỏi việc dạy và học nên các thông tin tiềm tàng này vẫn chưa được các giáo viên khai thác hiệu quả. Ngoài ra, đa số các giáo viên trong nghiên cứu này chưa lập kế hoạch kiểm tra chi tiết giúp học sinh đạt được các mục tiêu học tập, vì vậy, các hoạt động kiểm tra đánh giá cung cấp rất ít thông tin về năng lực Tiếng Anh thực sự của học sinh, đồng thời cũng chưa tìm ra hướng nâng cao năng lực hiện có của các em.

Cuối cùng, luận án đã đưa ra một số kiến nghị đối với việc kiểm tra đánh giá năng lực của học sinh để kiểm tra đánh giá có thể trở thành động lực thúc đẩy quá trình dạy và học.

12. Khả năng ứng dụng trong thực tiễn: Kết quả của luận án có khả năng ứng dụng trong việc thiết kế các chương trình đào tạo giáo viên tiểu học liên quan đến phương pháp giảng dạy, năng lực kiểm tra đánh giá (assessment lieracy) và phát triển chuyên môn (teacher professional development).

13. Những hướng nghiên cứu tiếp theo: Kết quả từ nghiên cứu này gợi ý một số khía cạnh cần nghiên cứu sâu hơn. Thứ nhất, mở rộng quy mô nghiên cứu tới một số lượng giáo viên đông hơn sẽ tìm hiểu được các góc khuất trong việc kiểm tra đánh giá trong bối cảnh lớp học. Thứ hai, cho dù nhiều giáo viên có thái độ tích cực với việc kiểm tra, vẫn cần tìm hiểu liệu học sinh và phụ huynh có cùng thái độ như vậy không. Thứ ba, cần nghiên cứu thêm về việc phát huy vai trò của học sinh trong quá trình kiểm tra đánh giá. Cuối cùng, cũng cần so sánh giữa việc theo dõi sự tiến bộ của học sinh theo các cách đánh giá truyền thống (sử dụng các bài kiểm tra, thi) và các hình thức thay thế (không sử dụng bài kiểm tra, bài thi).

14. Các công trình đã công bố có liên quan đến luận án:

1.   How formative assessment fits primary classrooms of English in Vietnam: Theory and practice, (2010), Hanoi: Vietnam National University Publishers (Tóm tắt báo cáo tại Hội nghị quốc tế giảng dạy Tiếng Anh tại Châu Á lần thứ 8, trang 41)

2.   Formative assessment in primary English classrooms in Vietnam (2011). In Davies, P. P. (Ed.), New directions: Assessment and evaluation: A Collection of papers. Malaysia: British Council.

3.   A case study into English classroom assessment practices in three primary schools in Hanoi: Implications for developing a contextualized formative assessment practice framework. (2013). Journal of Foreign Studies, 29(1), pp. 1-16,  Hanoi: VNU- ULIS

4.   Giáo trình Kiểm tra Đánh giá Tiếng Anh dành cho sinh viên các trường cao đẳng, (2013) (chủ biên). Hà Nội: Trường Cao đẳng Sư phạm Hà Nội

>>>>> Xem bản thông tin tiếng Anh.

 Khoa Sau đại học - VNU
  In bài viết     Gửi cho bạn bè
  Từ khóa :
Thông tin liên quan