1. Họ và tên NCS: PhẠm MẠnh CỔn
2. Giới tính: Nam
3. Ngày sinh: 05/05/1953
4. Nơi sinh: Bắc Ninh
5. Quyết định công nhận nghiên cứu sinh: Số 3614/ QĐ-SĐH ngày 22/10/2009 của Giám đốc Đại học Quốc gia Hà Nội
6. Các thay đổi trong quá trình đào tạo: Không
7. Tên đề tài luận án: Nghiên cứu cơ sở khoa học mô phỏng hệ thống cân bằng nước mặt trong úng ngập khu vực nội thành Hà Nội
8. Chuyên ngành: Khoa học môi trường
9. Mã số: 62440303
10. Cán bộ hướng dẫn khoa học: PGS.TS Phạm Quang Hà, PGS.TS Nguyễn Mạnh Khải
11. Tóm tắt các kết quả mới của luận án:
- Các kết quả thu đuợc từ bộ mô hình mô phỏng thủy động lực học (ứng dụng với MIKE FLOOD kết hợp từ các mô đun MIKE URBAN, MIKE 11 và MIKE 21) được thiết lập theo các quy trình mô phỏng được hiệu chỉnh và kiểm nghiệm trên bộ cơ sở dữ liệu của hệ thống cân bằng nước mặt tương ứng với các kịch bản úng ngập khác nhau của khu vực nội đô. Những phân tích từ các bộ mô hình mô phỏng đã chỉ ra được rằng các mối liên hệ mang tính qui luật nội tại của hệ thống nước mặt nội đô là nguyên nhân gây ra tình trạng úng ngập; đặc điểm của quy luật nội tại này là việc hình thành các điểm phát úng và là xuất phát điểm gây nên úng ngập cục bộ và là kết quả của tình trạng mất cân bằng cục bộ gây ra.
Nghiên cứu đã chỉ ra được tình trạng mất cân bằng cục bộ trong hệ thống là nguyên nhân gây nên úng ngập cho khu vực nội đô Hà Nội.
- Từ việc xác định được nguyên nhân của úng ngập, nghiên cứu đề xuất một số giải pháp kỹ thuật tác động lên các nút mất cân bằng chủ đạo của hệ thống cân bằng nước mặt, nhằm cải thiện tình trạng úng ngập cho khu vực nội đô. Các kết quả mô phỏng đã chỉ ra tính khả thi của giải pháp này; từ đó dẫn đến kết luận rằng giải pháp đề xuất có thể được ứng dụng trong thực tiễn phòng chống úng ngập hiện tại, cũng như góp phần vào công tác quản lý môi trường nước và dự báo úng ngập đối với nội đô Hà Nội trong tương lai.
12. Khả năng ứng dụng thực tiễn:
- Nghiên cứu làm sáng tỏ nguyên nhân úng ngập, từ đó đưa ra một bộ giải pháp úng ngập mang tính thực tiễn, góp phần cải thiện tình trạng úng ngập và ô nhiễm môi trường nước cho nội đô Hà Nội.
- Các cơ quan quản lý và thực thi dự án phòng và chống ngập lụt cho nội đô của Hà Nội và các đơn vị nghiên cứu chuyên ngành có thể sử dụng bộ cơ sở dữ liệu đã được đăng ký bản quyền cũng như xem xét để ứng dụng các bộ giải pháp của nghiên cứu. Chủ thuyết nghiên cứu hệ thống cân bằng nước với các kết quả đạt được về các bộ giải pháp úng ngập cho môi trường nước mặt nội đô của Hà Nội có thể được áp dụng cho các thành phố khác tại Việt Nam và trên thế giới trong những điều kiện tương tự.
13. Các hướng nghiên cứu tiếp theo:
- Để các kết quả nghiên cứu có giá trị ứng dụng trong thực tiễn, cần có các nghiên cứu tiếp theo về việc xây dựng bộ bản đồ dự báo úng ngập trong các điều kiện khí hậu và thủy văn khác nhau, đặc biệt ở một số tới hạn mang tính rủi ro cao.
- Kiến nghị với các cấp liên quan của thành phố Hà Nội về việc sử dụng một số kết quả của nghiên cứu về hệ thống cân bằng nước mặt để xử lý ngập úng tại một số tuyến phố thường xuyên bị úng ngập của nội đô Hà Nội trong mùa mưa theo yêu cầu cụ thể về mức độ ưu tiên.
- Luận án đã thu được một số kết quả về đánh giá chất lượng nước mặt tại một số thủy vực đặc trưng cho đích tiếp úng và thoát úng vùng nội đô Hà Nội, tuy nhiên, nghiên cứu chưa có đủ điều kiện để có thể thu thập thêm số liệu, dữ liệu nhằm đánh giá và tiến tới tính toán mô phỏng sự phân bố ô nhiễm, mô phỏng hệ thống cân bằng về chất trong các hoạt động điều tiết úng ngập tại các tiểu vùng liên quan đến các nút cân bằng. Do vậy, cần thiết phải có nghiên cứu tiếp theo về cân bằng chất để có một cách nhìn tổng quát về cả lượng và chất của hệ thống cân bằng nước nội đô Hà Nội.
14. Các công trình công bố liên quan đến luận án:
[1] Chu Anh Dao, Pham Manh Con, Nguyen Manh Khai (2010), “Characteristic of urban wastewater in Hanoi City – nutritive value and potential risk in using for agriculture”, VNU Journal of science, Earth Sciences (26), pp.42-47.
[2] Trần Ngọc Anh, Nguyễn Thanh Sơn, Trần Thị Thu Hương, Trịnh Xuân Quảng, Phạm Mạnh Cổn, Đặng Đình Khá, Đặng Đình Đức (2012), “Đánh giá nguy cơ ngập lụt các khu vực trũng tỉnh Hưng Yên”, Tạp chí khoa học Đại học Quốc gia Hà Nội - Khoa học Tự nhiên và Công nghệ 28(3S), tr.1-8.
[3] Nguyễn Mạnh Khải, Nguyễn Thị Huyền Trang, Nguyễn Thùy Linh, Chu Anh Đào, Phạm Mạnh Cổn, Nguyễn Thị Nga (2012), “Nghiên cứu chất lượng nước sông Nhuệ khu vực Hà Nội”, Tạp chí Khoa học Đại học Quốc gia Hà Nội - Khoa học Tự nhiên và Công nghệ 28(4S), tr.111-117.
[4] Phạm Mạnh Cổn, Phạm Quang Hà, Trần Ngọc Anh, Nguyễn Mạnh Khải (2013), “Nghiên cứu chất lượng nước mặt khu vực nội thành Hà Nội”, Tạp chí khoa học Đại học Quốc gia Hà Nội - Khoa học Tự nhiên và Công nghệ 29(3S), tr.24-30.
[5] Phạm Mạnh Cổn, Đặng Đình Khá, Đặng Đình Đức, Nguyễn Mạnh Khải, Phạm Quang Hà, Trần Ngọc Anh (2013), “Nghiên cứu mô phỏng trận ngập lụt 2008 nội thành Hà Nội và đề xuất một số giải pháp thoát úng cục bộ”, Tạp chí khoa học Đại học Quốc gia Hà Nội - Khoa học Tự nhiên và Công nghệ 29(2S), tr.8-16.
[6] Phạm Mạnh Cổn, Trần Ngọc Anh, Đặng Đình Khá, Đặng Đình Đức, Nguyễn Mạnh Khải, Phạm Quang Hà (2015), “Giải pháp thoát úng ngập cho vùng nội đô Hà Nội trên cơ sở nghiên cứu nút mất cân bằng, một số giải pháp kỹ thuật nhằm thoát úng ngập cục bộ”, Tạp chí khoa học Đại học Quốc gia Hà Nội - Khoa học Tự nhiên và Công nghệ 31(3S), tr.44-55.
>>>>> Xem bản thông tintiếng Anh.
|