1. Họ và tên nghiên cứu sinh: Dương Thanh Nghị
2.Giới tính: Nam
3. Ngày sinh: 13 / 01/ 1980
4. Nơi sinh: Hải Phòng
5. Quyết định công nhận nghiên cứu sinh:
6. Các thay đổi trong quá trình đào tạo:
7. Tên đề tài luận án: Nghiên cứu sự tích tụ một số nhóm chất OCP và PCB trong môi trường biển ven bờ từ Trà Cổ đến Hạ Long
8. Chuyên ngành: Môi trường đất và nước
9. Mã số: 62440303
10. Cán bộ hướng dẫn khoa học: Hướng dẫn chính: PGS.TS Trần Đức Thạnh
Hướng dẫn phụ: PGS.TS Trần Văn Quy
11. Tóm tắt các kết quả mới của luận án:
- Xác định sự tồn tại đồng thời hàm lượng OCP và PCB trong nước, trầm tích và ngao Meretrix lyrata ở biển ven bờ phía bắc Việt Nam từ Trà Cổ đến Cửa Lò.
- Đánh giá biến động hàm lượng theo tính chất mùa đặc trưng cho vùng vịnh đảo ven bờ; vùng cửa sông châu thổ; vùng biển hở, và đánh giá tỷ lệ hàm lượng OCP, PCB giữa môi trường nước, trầm tích, mô thịt ngao Meretrix lyrata ở ba kiểu vùng ven bờ. Từ đó rút ra khả năng tích tụ sinh học của ngao Meretrix lyrata đối với OCP và PCB ở mỗi vùng biển.
- Tính hệ số tích tụ sinh học của ngao Meretrix lyrata đối với OCP, PCB trong từng vùng và toàn vùng biển ven bờ phía bắc Việt Nam làm cơ sở khoa học góp phần giúp các ban ngành chức năng thực hiện quản lý an toàn thực phẩm.
- Đánh giá xu hướng phân bố và tích tụ OCP, PCB trong vùng ven bờ và các hoạt động cần nghiên cứu tiếp theo.
12. Khả năng ứng dụng thực tiễn: Góp phần vào việc bảo vệ môi trường và tài nguyên biển, định hướng cho chiến lược phát triển bền vững của quốc gia về quy hoạch các vùng nuôi trồng, các khu công nghiệp, vùng kinh tế trọng điểm ven biển phía bắc Việt Nam. Góp phần định hướng xây dựng các tiêu chuẩn chất lượng hải sản ở Việt Nam.
13. Các hướng nghiên cứu tiếp theo: Trong môi trường biển ven bờ, hàm lượng OCP và PCB có xu hướng giảm nhưng chúng có xâm nhập vào cơ thể con người hay không thì chưa có các đánh giá cụ thể nào. Mức tiêu thụ những thực phẩm nhiễm hàm lượng OCP và PCB là bao nhiêu để đảm bảo không bị ngộ độc hay phơi nhiễm cho cộng đồng thì còn chưa xác định cho từng vùng và toàn vùng biển ven bờ Việt Nam.
14. Các công trình công bố liên quan đến luận án:
1. Dương Thanh Nghị (2010), “Dư lượng hóa chất bảo vệ thực vật cơ clo trong nước tầng mặt biển ven bờ Bắc Việt Nam”, Tuyển tập Tài nguyên và Môi trường biển, Tập 15, Nxb Khoa học Tự nhiên và Công nghệ, tr 115-128.
2. Dương Thanh Nghị, Phạm Thị Kha, Cao Thị Thu Trang, Lê Văn Nam (2010), “Nguy cơ tích tụ Polychlorbiphenyl trong một số sinh vật biển ven bờ Việt Nam”, Kỷ yếu Hội nghị Khoa học 35 năm Viện KHCN Việt Nam, Nxb Khoa học Tự nhiên và Công nghệ, tr 199-204.
3. Dương Thanh Nghị, Trần Đức Thạnh, Trần Văn Quy (2011), “Đánh giá khả năng tích tụ PCBs trong vùng biển ven bờ Hải Phòng”, Tạp chí Phân tích Hóa, Lý và Sinh học, Tập 16(4), tr 27-31.
4. Dương Thanh Nghị, Trần Đức Thạnh, Trần Văn Quy (2013), “Phân bố và tích tụ chất ô nhiễm hữu cơ bền OCPs và PCBs trong vùng biển ven bờ phía Bắc Việt Nam”, Tạp chí Khoa học và Công nghệ biển, Tập 13(1), tr 66-73.
5. Dương Thanh Nghị (2013), “Hiện trạng ô nhiễm PCB vùng biển ven bờ Quảng Ninh - Hải Phòng và bước đầu đề xuất một số sinh vật chỉ thị”, Tuyển tập Tài nguyên và Môi trường biển, Tập 17, tr 79-89.
6. Dương Thanh Nghị, Trần Đức Thạnh, Đỗ Thị Việt Hương (2013), “Phân bố và tích tụ chất ô nhiễm hữu cơ bền OCPs và PCBs ở vùng triều ven bờ biển Bắc Việt Nam”, Tạp chí Hóa học, Tập 51(6ABC), tr 509-512.
7. Dương Thanh Nghị, Trần Văn Quy (2013), “Đặc điểm phân bố và tích tụ dư lượng hóa chất bảo vệ thực vật cơ Clo trong môi trường biển ven bờ Bắc Bộ Việt Nam”, Tạp chí Khoa học ĐHQGHN, Khoa học Tự nhiên và Công nghệ, Tập 29(3S), tr 163-169.
8. Dương Thanh Nghị, Trần Đức Thạnh (2014), “Đánh giá hiện trạng ô nhiễm Polychlorinated byphenyls (PCBs) trong môi trường và mô sinh vật ven bờ Đông Bắc và Châu thổ sông Hồng”, Tạp chí Khoa học và Công nghệ biển, Tập 14(1), tr 68-74.
9. Đặng Hoài Nhơn, Trần Đức Thạnh, Dương Thanh Nghị, Cao Thị Thu Trang, Phạm Thị Kha, Nguyễn Thị Kim Anh, Phan Sơn Hải (2014), “Accumulation of persistent organic pollutants in sediment on tidal flats in the North of Vietnam”, VNU journal of Science: Earth and Environmental sciences, Vol 30(3), pp 13 - 26.
>>>>> Xem thông tin bằng tiếng Anh.
|