1. Họ và tên nghiên cứu sinh: Ngô Thị Lan Phương
2. Giới tính: Nữ
3. Ngày sinh: 29/05/1983.
4. Nơi sinh: Quảng Ninh
5. Quyết định công nhận nghiên cứu sinh số: 4152/QĐ-SĐH, ngày 15/7/2008 của Giám đốc Đại học Quốc gia Hà Nội.
6. Các thay đổi trong quá trình đào tạo: không
7. Tên đề tài luận án: Quan hệ Việt – Trung giai đoạn 1986 – 2010 qua trường hợp quan hệ hai tỉnh Quảng Ninh (Việt Nam) và Quảng Tây (Trung Quốc)
8. Chuyên ngành: Lịch sử thế giới cận đại và hiện đại
9. Mã số: 62 22 50 05
10. Cán bộ hướng dẫn khoa học: PGS. Nguyễn Huy Quý, PGS.TS Lê Trung Dũng
11. Tóm tắt các kết quả mới của luận án
- Luận án tập hợp, sưu tầm, hệ thống hóa và chỉnh lý những tư liệu có liên quan đến đề tài. Cụ thể, luận án trình bày có hệ thống, toàn diện và chi tiết tình hình quan hệ trên các lĩnh vực giữa hai nước Việt – Trung trên địa bàn hai tỉnh Quảng Ninh và Khu tự trị dân tộc Choang Quảng Tây giai đoạn 1986 - 2010 bao gồm: trao đổi thương mại, hợp tác đầu tư, hợp tác văn hóa - du lịch, hợp tác giao thông vận tải, y tế - giáo dục, hợp tác phân giới cắm mốc và hợp tác “hai hành lang, một vành đai”.
- Trong quá trình nghiên cứu cụ thể các mặt quan hệ giữa hai tỉnh trong thời kì mới, tác giả lồng ghép, đối sánh với quan hệ Việt - Trung ở cấp Nhà nước đồng thời so sánh với giai đoạn trước đổi mới để rút ra những thành tựu và hạn chế. Từ đó luận án phân tích nguyên nhân và làm rõ sự chủ động linh hoạt của hai tỉnh trong việc thực hiện đường lối chính sách của hai Nhà nước, nét đặc thù và vai trò của quan hệ hợp tác toàn diện Việt - Trung ở Quảng Ninh - Quảng Tây đối với sự phát triển của mỗi tỉnh, mỗi nước cũng như đối với quan hệ hai nước.
- Qua nghiên cứu mối quan hệ này trong khoảng hơn hai thập kỉ, luận án phân tích triển vọng trong thời gian tới và đóng góp một số ý kiến về phương hướng, giải pháp nhằm góp phần thúc đẩy mối quan hệ giữa hai địa phương có lợi cho việc phát triển kinh tế của đất nước và quan hệ hai nước.
12. Khả năng ứng dụng trong thực tiễn:
- Kết quả nghiên cứu của luận án có thể là tư liệu tham khảo cho các nhà hoạch định chính sách của tỉnh Quảng Ninh trong phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh nói chung và phát triển quan hệ đối ngoại với Quảng Tây nói riêng
- Luận án có thể sử dụng làm tài liệu tham khảo phục vụ cho việc giảng dạy và học tập lịch sử địa phương
13. Những hướng nghiên cứu tiếp theo:
- Quan hệ giữa các tỉnh biên giới phía bắc của Việt Nam và tỉnh Quảng Tây (Trung Quốc) từ sau bình thường hóa (1991)
- Vấn đề hợp tác xuyên biên giới trong quan hệ Quảng Ninh – Quảng Tây
14. Các công trình đã công bố có liên quan đến luận án:
1. Ngô Thị Lan Phương (2012), “Xây dựng hệ thống giao thông kết nối Quảng Ninh - Quảng Tây trong khuôn khổ hợp tác hai hành lang, một vành đai”, Tạp chí Nghiên cứu Trung Quốc (1), tr.55-63.
2. Ngô Thị Lan Phương (2012), “Tình hình hợp tác Việt - Trung trong vấn đề biên giới trên địa bàn hai tỉnh Quảng Ninh (Việt Nam) và Quảng Tây (Trung Quốc) từ năm 1991 đến năm 2010”, Tạp chí Nghiên cứu Lịch sử (11), tr.46-52.
3. Ngô Thị Lan Phương (2013), “Khu kinh tế cửa khẩu Móng Cái thời kì mở cửa”, Tạp chí Nghiên cứu Trung Quốc (2), tr.72-81.
>>>>> Xem bản thông tin tiếng Anh.
|