1. Họ và tên nghiên cứu sinh: Nguyễn Quang Trung
2. Giới tính: Nam
3. Ngày sinh: 09/09/1974;
4.Nơi sinh: Nam Cát, Nam Đàn, Nghệ An
5. Quyết định công nhận nghiên cứu sinh số: 3503/QĐ – ĐT, ngày 25 tháng 11 năm 2011 của Giám đốc Đại học Quốc gia Hà Nội
6. Các thay đổi trong quá trình đào tạo:
7. Tên đề tài luận án: Phát huy vai trò đội ngũ giảng viên trong đổi mới giảng dạy các môn lý luận chính trị ở các trường đại học, cao đẳng Việt Nam hiện nay
8. Chuyên ngành: Chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử.
9. Mã số: 62 22 80 05
10. Cán bộ hướng dẫn khoa học: PGS.TS. Phạm Ngọc Anh và TS. Nguyễn Thái Sơn.
11. Tóm tắt các kết quả mới của luận án:
Hệ thống hóa những nội dung lý luận và thực tiễn đối với vấn đề phát huy vai trò đội ngũ giảng viên trong đổi mới giảng dạy các môn lý luận chính trị ở các trường đại học, cao đẳng Việt Nam, gồm những ý chính sau:
Thứ nhất, giảng dạy nói chung cũng như giảng dạy các môn lý luận chính trị nói riêng, không phải là sự tác động của thầy lên học sinh như những quan niệm trước đây mà là sự tác động có điều kiện của giảng viên lên hệ thống tri thức các môn lý luận chính trị trong một môi trường giáo dục nhất định, vào một giai đoạn lịch sử cụ thể, có sự tham gia của sinh viên phù hợp với một chuyên ngành đào tạo cụ thể. Nhờ đó, tri thức các môn lý luận chính trị tác động và tái tác động lên sinh viên nhằm mục đích giúp sinh viên nhận thức hệ thống tri thức đó và có một thế giới quan và phương pháp luận duy vật biện chứng phục vụ việc học tập các môn chuyên ngành và phục vụ cuộc sống của bản thân.
Thứ hai, trong đổi mới giảng dạy các môn lý luận chính trị, vai trò nổi lên hàng đầu của đội ngũ giảng viên là sáng tạo, nghiên cứu, đề xuất đổi mới mục đích, nội dung, hình thức tổ chức giảng dạy và đánh giá; là chủ thể tham gia tổng kết, đánh giá kết quả đổi mới nội dung chương trình các môn học này.
Thứ ba, Phát huy vai trò đội ngũ giảng viên trong đổi mới giảng dạy các môn lý luận chính trị là khái niệm chỉ những hoạt động tiến bộ, trong đó các chủ thể và đội ngũ giảng viên sử dụng hệ thống công cụ tương tác lên nhau, nhằm tạo động lực, môi trường để tích cực hóa những vai trò hiện có; làm bộc lộ những vai trò còn tiềm ẩn; làm tiêu vong những mặt hạn chế trong đổi mới giảng dạy của đội ngũ trên nguyên tắc đồng thuận - tự nguyện, phù hợp với quy luật khách quan.
Thứ tư, với thực trạng phát huy vai trò đội ngũ giảng viên trong đổi mới giảng dạy các môn lý luận chính trị hiện nay, chúng tôi đưa ra giải pháp để tiếp tục phát huy vai trò đó. Trung tâm của giải pháp đó là chuyển từ cơ chế quản lý tập trung bao cấp sang cơ chế mới, cơ chế quản lý tập trung dân chủ. Nội dung của cơ chế mới là Nhà nước thống nhất quản lý nội dung chương trình đi đôi với đa dạng hóa giáo trình gắn liền với quy chế hóa vai trò và phát huy vai trò đội ngũ giảng viên trong đổi mới giảng dạy các môn lý luận chính trị.
12. Khả năng ứng dụng trong thực tiễn:
Luận án có khả năng định hướng việc xây dựng chương trình, giáo trình các môn lý luận chính trị theo hướng phù hợp hóa tri thức các môn lý luận chính trị với tri thức các môn chuyên ngành của sinh viên tại các trường đại học, cao đẳng không chuyên về khoa học Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh.
Luận án cũng là cơ sở để các cơ quan Trung ương của Đảng và Nhà nước; của các trường đại học, cao đẳng tham khảo cho việc xây dựng các kế hoạch để phát huy vai trò đội ngũ giảng viên trong đổi mới giảng dạy các môn lý luận chính trị.
13. Những hướng nghiên cứu tiếp theo:
Luận án “Phát huy vai trò đội ngũ giảng viên trong đổi mới giảng dạy các môn lý luận chính trị ở các trường đại học, cao đẳng Việt Nam hiện nay” được nghiên cứu theo hướng mở. Tinh thần của luận án là tạo ra môi trường tự do, dân chủ, tạo động lực vật chất và động lực tinh thần để đội ngũ giảng viên các môn lý luận chính trị phát triển toàn diện trí tuệ và năng lực của mình. Do đó, định hướng nghiên cứu tiếp theo của luận án nhìn chung là: Xác định những chủ thể phát huy và con đường phát huy vai trò đội ngũ giảng viên trong đổi mới giảng dạy các môn lý luận chính trị. Với định hướng đó, có thể chia tách thành nhiều vấn đề nhỏ khác để nghiên cứu. Chẳng hạn, nếu chia tách thành chủ thể phát huy ta có những hướng sau:
Vai trò của Ban Tuyên giáo Trung ương đối với Phát huy vai trò đội ngũ giảng viên trong đổi mới giảng dạy các môn lý luận chính trị; Vai trò của Chính phủ đối với phát huy vai trò đội ngũ giảng viên trong đổi mới giảng dạy các môn lý luận chính trị; Vai trò của Bộ Giáo dục và Đào tạo đối với Phát huy vai trò đội ngũ giảng viên trong đổi mới giảng dạy các môn lý luận chính trị; Vai trò của Đảng ủy và Ban Giám hiệu trong việc phát huy vai trò đội ngũ giảng viên trong đổi mới giảng dạy các môn lý luận chính trị .v.v... Còn nếu chia tách theo tri thức của từng môn lý luận chính trị ta có thể có các hướng:
Phát huy vai trò đội ngũ giảng viên trong đổi mới giảng dạy tư tưởng Hồ Chí Minh; Phát huy vai trò đội ngũ giảng viên trong đổi mới giảng dạy Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác – Lênin; Phát huy vai trò đội ngũ giảng viên trong đổi mới giảng dạy môn Lý luận về Đường lối cách mạng Việt Nam.
14. Các công trình đã công bố có liên quan đến luận án:
1. Nguyễn Quang Trung (2000), “Hồ Chí Minh – sự trỗi dậy của truyền thống dân tộc”, Kỷ yếu Hội thảo khoa học – Tư tưởng Hồ Chí Minh và việc giảng dạy tư tưởng Hồ Chí Minh trong nhà trường, Học Viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh, tr.96 - 100.
2. Nguyễn Quang Trung (2001), “Tìm hiểu tư tưởng Hồ Chí Minh về vai trò và biện pháp quản lý kinh tế”, Tạp chí Giáo dục lý luận (1), tr.38 - 40.
3. Nguyễn Quang Trung (2011), “Chiến lược nguồn nhân lực của Đại hội XI và những vấn đề đặt ra đối với việc xây dựng đội ngũ cán bộ chính quyền phường, xã”, Kỷ yếu Hội thảo khoa học – Quán triệt quan điểm của Đại hội lần thứ XI Đảng Cộng sản Việt Nam trong giảng dạy các môn học của khoa lý luận chính trị, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân, tr.108 - 112.
4. Nguyễn Quang Trung (2011), “Triết học giáo dục – phương pháp luận làm đề và đáp án theo hình thức trắc nghiệm thủ công”, Tạp chí kinh tế phát triển (166), tr.32 - 37.
5. Nguyễn Quang Trung (2013), Đại cương về tư tưởng Hồ Chí Minh, NXB Lao động Xã hội, Hà Nội.
6. Nguyễn Quang Trung (2013), “Một vài kiến nghị nhằm phát huy vai trò đội ngũ giảng viên trong đổi mới giảng dạy các môn lý luận chính trị ở các trường đại học cao đẳng”, Kỷ yếu Hội thảo Khoa học dành cho học viên cao học và Nghiên cứu sinh, Đại học Quốc gia Hà Nội, tr.150 - 156.
7. Nguyễn Quang Trung (2014), “Vấn đề đổi mới tư duy và triết lý giảng dạy các môn lý luận chính trị”, Tạp chí Giáo dục Lý luận (211), tr.73 -75.
8. Nguyễn Quang Trung (2014), “Để phát huy vai trò của đội ngũ giảng viên trong đổi mới giảng dạy các môn lý luận chính trị ở Việt Nam hiện nay”, Tạp chí Dân tộc và Thời đại (171-172), tr.37 - 43.
9. Nguyễn Quang Trung (2014), “Vấn đề chính xác hóa khái niệm giảng dạy các môn lý luận chính trị”, Tạp chí Giáo dục Lý luận (221), tr.65 - 70.
10. Nguyễn Quang Trung (2014), “Giảng dạy lý luận chính trị ở các Trường đại học, cao đẳng Việt Nam hiện nay – Một số hạn chế, nguyên nhân và kiến nghị”, Những bài viết, công trình nghiên cứu chào mừng 30 năm thành lập khoa (1984 – 2014), Nxb Đại học Kinh tế Quốc dân. tr.233 - 243.
11. Nguyễn Quang Trung (2015), “Vai trò của đội ngũ giảng viên trong giảng dạy và đổi mới giảng dạy các môn lý luận chính trị”, Tạp chí Nhân lực khoa học xã hội (20), tr. 67 – 71.
>>>>> Xem bản thông tin tiếng Anh.
|