Sau đại học
Trang chủ   >  Tin tức  >   Thông báo  >   Sau đại học
Thông tin LATS của NCS Lê Thị Lan Anh
Tên đề tài luận án: Nghiên cứu sự chuyển đổi chức năng – nghĩa từ vựng trong tiếng Việt (trên tư liệu thuật ngữ)

1. Họ và tên nghiên cứu sinh:  Lê Thị Lan Anh 

2. Giới tính: Nữ                              

3. Ngày sinh: 25/ 10/ 1981 

4. Nơi sinh: Hà Nội, Việt Nam

5. Quyết định công nhận nghiên cứu sinh số: 3676/QĐ-SĐH ngày 28/10/2009 ca Giám đốc Đi học Quc gia Hà Ni

6. Các thay đổi trong quá trình đào tạo: không có

7. Tên đề tài luận án: Nghiên cứu sự chuyển đổi chức năng – nghĩa từ vựng trong tiếng Việt (trên tư liệu thuật ngữ)

8. Chuyên ngành: Lí luận ngôn ngữ

9. Mã số: 62 22 01 01                             

10. Cán bộ hướng dẫn khoa học: GS.TS. Lê Quang Thiêm

11. Tóm tắt các kết quả mới của luận án

Luận án đã hoàn thành việc phân tích và chứng minh sự chuyển đổi chức năng - nghĩa trong ba loại từ loại cơ bản (danh từ, động từ và tính từ) của tiếng Việt trên ngữ liệu thuật ngữ khoa học trong lĩnh vực khoa học tự nhiên và lĩnh vực khoa học xã hội và nhân văn. Từ đó khẳng định bản chất và nguyên nhân của sự chuyển đổi từ thường thành thuật ngữ trong tiếng Việt và đây là một trong những con đường cấu tạo và phát triển hệ thống thuật ngữ tiếng Việt. Quá trình chuyển đổi chức năng-nghĩa từ vựng tiếng Việt không chỉ xảy ra sự chuyển đổi chức năng - nghĩa từ lĩnh vực đời thường sang một lĩnh vực chuyên môn mà nó còn có khả năng chuyển đổi sang nhiều lĩnh vực chuyên môn khác. Thậm chí trong một lĩnh vực chuyên môn, một thuật ngữ còn bao hàm nhiều nội dung chuyên môn khác nhau. Sự chuyển đổi này xảy ra theo hai phương thức chuyển nghĩa chính là ẩn dụ và hoán dụ ngữ nghĩa. Kết quả từ việc thống kê và phân tích về sự chuyển đổi chức năng - nghĩa từ vựng đã cho thấy ngoài những ưu điểm về tính tiết kiệm, tiện lợi cho việc hình thành hệ thống thuật ngữ tiếng Việt thì cũng có những bất cập và hạn chế, đó là xảy ra tình trạng đa nghĩa thuật ngữ và đồng nghĩa thuật ngữ. Trước những thực trạng đó, luận án đã đưa ra một số giải pháp nhằm đảm bảo tính khoa học, tính chính xác cho thuật ngữ. Trong đó, giải pháp đồng âm hóa để đơn khái niệm hóa thuật ngữ đa khái niệm, đa nội dung giải thích trong từ điển là cần thiết. Nó không những giúp chuẩn hóa nhận diện về nội dung nghĩa thuật ngữ là nghĩa biểu niệm, đơn nghĩa trong hệ thống thuật ngữ mà còn góp phần nâng cao hiệu quả tri nhận cho người tiếp nhận tri thức qua từ điển. Đây cũng là giải pháp góp phần giữ gìn sự trong sáng tiếng Việt và nâng cao chất lượng, hiệu quả sản phẩm từ điển.

12. Khả năng ứng dụng trong thực tiễn

Luận án phần nào cung cấp nguồn tư liệu cho các công trình nghiên cứu sự phát triển của từ vựng - ngữ nghĩa tiếng Việt, bởi hệ thuật ngữ là một bộ phận của vốn từ vựng phản ánh sự biến đổi và phát triển của xã hội Việt Nam nhanh nhất, mạnh nhất trong thời hiện đại. Kết quả nghiên cứu đóng góp tư liệu cho việc chuẩn hóa, giữ gìn sự trong sáng và sự phát triển của tiếng Việt trong thời kì công nghiệp hóa, hiện đại hóa, hội nhập khu vực và quốc tế; giúp ích cho công việc nghiên cứu và biên soạn các loại từ điển đang rất cần thiết và phát triển hiện nay.

13. Những hướng nghiên cứu tiếp theo

Tiếp tục nghiên cứu sự chuyển đổi chức năng - nghĩa thuật ngữ sang từ thường. Tiến tới biên soạn một cuốn sách chuyên khảo về quá trình chuyển đổi chức năng - nghĩa từ vựng trong hệ thống từ vựng ngữ nghĩa tiếng Việt hiện đại.

14. Các công trình đã công bố có liên quan đến luận án

- Lê Thị Lan Anh (2006), “Thử ứng dụng một số cách giải nghĩa từ cho người nước ngoài học tiếng Việt ở trình độ cơ sở”, Kỷ yếu hội thảo khoa học: Việt Nam học và Tiếng Việt, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội, tr.7-13.

- Lê Thị Lan Anh (2007), “Về hiện tượng chuyển đổi chức năng-nghĩa trong phạm vi danh từ tiếng Việt (trên tư liệu thuật ngữ)”, Tạp chí Ngôn ngữ & đời sống (6), tr.12-16.

- Lê Thị Lan Anh (2010), “Về hiện tượng chuyển đổi chức năng-nghĩa trong phạm vi tính từ tiếng Việt”, Hội thảo Ngôn ngữ học toàn quốc 2010: Ngôn ngữ học và các ngôn ngữ ở Việt Nam, tr.3-7.

- Lê Thị Lan Anh (2015), “Thuật ngữ hóa từ thông thường: một trong các con đường tạo thành thuật ngữ tiếng Việt”, Tạp chí Ngôn ngữ & đời sống (5), tr.19-23.

>>>>> Xem bản thông tin tiếng Anh.

 Tân Lê - VNU - USSH
  In bài viết     Gửi cho bạn bè
  Từ khóa :
Thông tin liên quan
Trang: 1   | 2   | 3   | 4   | 5   | 6   | 7   | 8   | 9   | 10   | 11   | 12   | 13   | 14   | 15   | 16   | 17   | 18   | 19   | 20   | 21   | 22   | 23   | 24   | 25   | 26   | 27   | 28   | 29   | 30   | 31   | 32   | 33   | 34   | 35   | 36   | 37   | 38   | 39   | 40   | 41   | 42   | 43   | 44   | 45   | 46   | 47   | 48   | 49   | 50   | 51   | 52   | 53   | 54   | 55   | 56   | 57   | 58   | 59   | 60   | 61   | 62   | 63   | 64   | 65   | 66   | 67   | 68   | 69   | 70   | 71   | 72   | 73   | 74   | 75   |