1. Họ và tên nghiên cứu sinh: Đặng Hoài Nhơn
2. Giới tính: Nam
3. Ngày sinh: 04/09/1977
4. Nơi sinh: Hà Nội
5. Quyết định công nhận nghiên cứu sinh: Số 1691/QĐ-SĐH ngày 07/05/2009 của Giám đốc Đại học Quốc gia Hà Nội
6. Các thay đổi trong quá trình đào tạo: Không
7. Tên đề tài luận án: Tiến hóa môi trường trầm tích đới gian triều khu vực ven bờ Bắc Bộ
8. Chuyên ngành: Khoáng vật học và Địa hóa học
9. Mã số: 62440205
10. Cán bộ hướng dẫn khoa học: PGS.TS Trần Đức Thạnh, PGS.TS Đặng Mai
11. Tóm tắt các kết quả mới của luận án
- Đã phân kiểu môi trường trầm tích đới gian triều Bắc Bộ: theo chiều dọc bờ phân thành ba kiểu là đới gian triều vũng vịnh, đới gian triều cửa sông hình phễu, đới gian triều châu thổ; theo chiều ngang thành ba phụ đới bãi triều: đới bãi triều thấp, đới bãi triều trung và đới bãi triều cao.
- Làm rõ xu hướng phát triển, tiến hóa không đồng nhất của đới gian triều Bắc Bộ: ở đới gian triều vũng vịnh quá trình bào mòn, hạ thấp, thu hẹp và dịch lấn bãi triều cao về phía lục địa thống trị; ở đới gian triều cửa sông hình phễu quá trình bào mòn, hạ thấp, thu hẹp và dịch lấn về phía lục địa ở bãi triều cao và bãi triều trung chiếm ưu thế; ở đới gian triều cửa sông châu thổ quá trình bồi tụ nổi cao, mở rộng và dịch lấn về phía biển thống trị ở cả bãi triều cao, bãi triều trung và bãi triều thấp.
- Đã xác định được thời khoảng cần thiết cho hình thành và hoàn thiện các bãi triều ở ba vùng khác nhau ở đới gian triều Bắc Bộ. Ở đới gian triều vũng vịnh vị trí bãi triều thấp là 470 năm, bãi triều trung là 268 năm. Ở đới gian triều cửa sông hình phễu vị trí bãi triều thấp là 160 năm, bãi triều trung là 164 năm, ở bãi triều cao là 109 năm. Ở đới gian triều châu thổ vị trí bãi triều thấp là 171 năm, ở bãi triều trung là 52 năm và bãi triều cao là 188 năm.
- Đánh giá được thực trạng tích lũy các chất gây ô nhiễm có kim loại nặng và các chất hữu cơ bền trong trầm tích đới gian triều. Kim loại nặng có hàm lượng cao hơn ngưỡng ISQGs ở cửa sông hình phễu và cửa sông châu thổ với Cu, Pb, As và Zn, thấp hơn ngưỡng ISQGs ở vũng vịnh; các hợp chất PCBs trong trầm tích đới gian triều hàm lượng thấp nhưng có xu thế tăng lên theo thời gian; hợp chất PAHs trong trầm tích đới gian triều hàm lượng cao ở vũng vịnh rồi đến cửa sông châu thổ, thấp ở cửa sông hình phễu, tăng theo thời gian thể hiện ở vũng vịnh và cửa sông hình phễu; hàm lượng HCBVTV gốc clo trong trầm tích đới gian triều cao nhất ở cửa sông hình phễu, thấp nhất ở cửa sông châu thổ.
12. Khả năng ứng dụng thực tiễn
Kết quả của luận án làm cơ sở khoa học cho công tác định hướng quy hoạch sử dụng hợp lý và bảo vệ bãi triều các tỉnh ven biển Bắc Bộ, là căn cứ khoa học đưa ra những quyết định quản lý phù hợp với bản chất tự nhiên ở mỗi vùng.
13. Các hướng nghiên cứu tiếp theo
14. Các công trình công bố liên quan đến luận án
[1] Đặng Hoài Nhơn, Trần Đức Thạnh, Nguyễn Hữu Cử, Nguyễn Mai Lựu (2009), “Kim loại nặng trong trầm tích tầng mặt ven bờ Cát Bà - Hạ Long”, Tạp chí Khoa học và Công nghệ biển tập 9(Phụ trương 1), tr. 125-135.
[2] Đặng Hoài Nhơn, Nguyễn Thị Kim Anh, Nguyễn Mai Lựu, Nguyễn Ngọc Anh, Lê Xuân Sinh (2010), “Kim loại nặng trong trầm tích tầng mặt ven bờ Miền Bắc Việt Nam giai đoạn 1999-2009”, Tuyển tập Tài Nguyên và Môi trường biển tập XV, tr. 147-160.
[3] Đặng Hoài Nhơn, Nguyễn Thị Kim Anh, Trần Đức Thạnh, Nguyễn Hữu Cử, Bùi Văn Vượng, Nguyễn Ngọc Anh, Hoàng Thị Chiến (2010), “Dinh dưỡng trong trầm tích tầng mặt ven bờ châu thổ sông Hồng”, Kỷ yếu hội nghị 35 năm Viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam, tiểu ban Các Khoa học về Trái đất, tr. 161-166.
[4] Đặng Hoài Nhơn, Nguyễn Thị Kim Anh, Trần Đức Thạnh, Nguyễn Mai Lựu, Hoàng Thị Chiến (2010), “Hiện trạng chất lượng trầm tích tần mặt ven bờ Hải Phòng”, Tạp chí Khoa học và Công nghệ biển tập 10, trang 33-52.
[5] Đặng Hoài Nhơn, Hoàng Thị Chiến, Nguyễn Thị Kim Anh, Bùi Văn Vượng, Nguyễn Ngọc Anh, Phạm Hải An, Vũ Mạnh Hùng, Phan Sơn Hải (2011), “Lắng đọng trầm tích trên bãi triều Bàng La - Ngọc Hải, Hải Phòng”, Tạp chí Khoa học và Công nghệ biển tập 11(1), tr. 1-13.
[6] Đặng Hoài Nhơn, Đinh Văn Huy, Nguyễn Mai Lựu, Nguyễn Đình Khang, Đinh Văn Nhân, Phan Sơn Hải, Phạm Tiến Đức (2011), “Tốc độ lắng đọng trầm tích và tích lũy một số kim loại trong trầm tích đới gian triều vùng ven bờ châu thổ sông Hồng”, Kỷ yếu Hội nghị Khoa học và Công nghệ biển toàn quốc lần thứ V, tr. 544-555.
[7] Đặng Hoài Nhơn, Nguyễn Quang Tuấn, Trần Đức Thạnh, Nguyễn Đức Cự, Nguyễn Hữu Cử, Nguyễn Đức Toàn (2012), “Phân bố trầm tích và khoáng vật nặng trong trầm tích ven bờ Hải Hậu, tỉnh Nam Định”, Tạp chí Khoa học và Công nghệ tập 50(3E), tr. 1139-1150.
[8] Dang Hoai Nhon, Tran Duc Thanh, Dinh Van Huy, Nguyen Thi Kim Anh, Nguyen Mai Luu, Nguyen Dinh Khang, Phan Son Hai, Nguyen Manh Ha, Pham Tien Duc, Lai Thi Bich Thuy (2013), “The sedimentary processes on tidal flats in the North of Vietnam: initial results and implication future”, Proceedings of VAST – IRD Symposium on Marine Science, pp.164 – 178.
[9] Đặng Hoài Nhơn, Trần Đức Thạnh, Nguyễn Thị Kim Anh, Nguyễn Đình Khang, Nguyễn Mai Lựu, Nguyễn Ngọc Anh (2013), “Một số đặc điểm môi trường trầm tích tại 7 lỗ khoan trầm tích bãi triều Miền Bắc Việt Nam”, Kỷ yếu Hội nghị Địa chất biển Toàn quốc lần thứ 2, tr. 475-488.
[10] Dang Hoai Nhon, Tran Duc Thanh, Duong Thanh Nghi, Cao Thi Thu Trang, Pham Thi Kha, Nguyen Thi Kim Anh, Phan Son Hai (2014), “Accumulation of persitent organic pollutants in sediment on tidal flats in the North of Vietnam”, VNU Journal of Science: Earth and Environmental Sciences Vol.10(3), pp.13-26.
>>>>> Xem bản thông tin tiếng Anh.
|