Sau đại học
Trang chủ   >  Tin tức  >   Thông báo  >   Sau đại học
Thông tin LATS của NCS Đinh Thị Thùy Hiên
Tên đề tài luận án: Nguồn sử liệu hương ước Thăng Long-Hà Nội trước năm 1945

1. Họ và tên nghiên cứu sinh: Đinh Thị Thùy Hiên         

2. Giới tính: Nữ

3. Ngày sinh: 11/01/1979                                                           

4. Nơi sinh: Nam Định

5. Quyết định công nhận nghiên cứu sinh số 4152/QĐ-SĐH ngày 15 tháng 7 năm 2008 của Giám đốc Đại học Quốc gia Hà Nội

6. Các thay đổi trong quá trình đào tạo: không

7. Tên đề tài luận án: Nguồn sử liệu hương ước Thăng Long-Hà Nội trước năm 1945

8. Chuyên ngành: Lịch sử Sử học và Sử liệu học                       

9. Mã số: 62 22 58 01

10. Cán bộ hướng dẫn khoa học:     PGS.TS Phạm Xuân Hằng;  PGS.TS. Vũ Văn Quân

11. Tóm tắt các kết quả mới của luận án:

- Luận án đã xác định rõ địa điểm hình thành, niên đại, bản gốc bản sao, phân loại theo đặc điểm hình thức của 62 hương ước Thăng Long-Hà Nội, khẳng định tính xác thực của văn bản.

- Luận án đã bước đầu phác họa được quá trình hình thành, biến đổi và nguyên nhân xuất hiện muộn của hương ước Thăng Long – Hà Nội với tính chất là một hiện tượng lịch sử.

- Làm sáng tỏ những đặc trưng hình thức và nội dung của khối hương ước Thăng Long - Hà Nội trước năm 1945.

- Làm rõ giá trị phản ánh đời sống xã hội Thăng Long - Hà Nội của nguồn sử liệu hương ước.

- Góp phần nhận thức đầy đủ hơn về hương ước Việt Nam, đặc biệt về điều kiện hình thành và các giai đoạn phát triển.

- Đóng góp vào cơ sở khoa học trong việc xây dựng và thực hiện hương ước, quy ước hiện nay.

 

12. Khả năng ứng dụng trong thực tiễn:

- Tài liệu tham khảo trong chương trình đào tạo cử nhân ngành Lịch sử, thạc sỹ và tiến sĩ chuyên ngành Lịch sử Sử học và Sử liệu học

13. Những hướng nghiên cứu tiếp theo:

- Hương ước Việt Nam

- Sử liệu làng xã

- Thư tịch Hán, Nôm, quốc ngữ liên quan đến Công giáo Việt Nam thế kỷ XVII-XIX

14. Các công trình đã công bố có liên quan đến luận án:

1.     Đinh Thị Thùy Hiên (2012), “Một số vấn đề về nguồn sử liệu chữ viết”, Sử học Việt Nam trong bối cảnh hội nhập và toàn cầu hóa, NXB Thế giới, Hà Nội, tr.51-67.

2.     Đinh Thị Thùy Hiên (2012), “Bước đầu tìm hiểu “Hương ước cải lương” ở Bắc Kỳ trước năm 1921”, Tạp chí Khoa học, Khoa học Xã hội và Nhân văn, ĐHQGHN, tập 28 (2), tr.104-116.

3.     Đinh Thị Thùy Hiên (2014), “Văn bản hương ước cải lương (1906-1907): Nhìn từ lịch sử hương ước và cải lương hương chính ở Bắc Kỳ năm 1921”, Tạp chí Nghiên cứu Lịch sử (3), tr.31-41, 67.

4.     Đinh Thị Thùy Hiên (2014), “Cách sử dụng ruộng đất công làng xã qua tài liệu hương ước: Trường hợp Thăng Long-Hà Nội”, Kỷ yếu Hội nghị khoa học cán bộ trẻ và học viên sau đại học năm 2013-2014, NXB Đại học Quốc gia, Hà Nội, tr.290-326.

>>>>>> Xem bản thông tintiếng Anh.

 Kim Tân - VNU - USSH
  In bài viết     Gửi cho bạn bè
  Từ khóa :
Thông tin liên quan
Trang: 1   | 2   | 3   | 4   | 5   | 6   | 7   | 8   | 9   | 10   | 11   | 12   | 13   | 14   | 15   | 16   | 17   | 18   | 19   | 20   | 21   | 22   | 23   | 24   | 25   | 26   | 27   | 28   | 29   | 30   | 31   | 32   | 33   | 34   | 35   | 36   | 37   | 38   | 39   | 40   | 41   | 42   | 43   | 44   | 45   | 46   | 47   | 48   | 49   | 50   | 51   | 52   | 53   | 54   | 55   | 56   | 57   | 58   | 59   | 60   | 61   | 62   | 63   | 64   | 65   | 66   | 67   | 68   | 69   | 70   | 71   | 72   | 73   | 74   | 75   | 76   | 77   |