1. Họ và tên nghiên cứu sinh: Trần Thị Huyền
2. Giới tính: Nữ
3. Ngày sinh: 03/9/1984
4. Nơi sinh: Sơn La
5. Quyết định công nhận nghiên cứu sinh số 1544/QĐ-SĐH, ngày 25 tháng 5 năm 2010 của Giám đốc Đại học Quốc gia Hà Nội.
6. Các thay đổi trong quá trình đào tạo: Không
7. Tên đề tài luận án: Sự biến đổi vai trò của nhà nước trong bối cảnh toàn cầu hóa
8. Chuyên ngành: CNDVBC & CNDVLS 9. Mã số: 62 22 80 05
10. Cán bộ hướng dẫn khoa học: PGS.TS. Nguyễn Vũ Hảo
11. Tóm tắt các kết quả mới của luận án:
- Luận án trình bày một cách có hệ thống các xu hướng biến đổi vai trò của nhà nước trước tác động của toàn cầu hóa.
- Luận án đã luận chứng rằng, trong bối cảnh toàn cầu hóa mặc dù vai trò của nhà nước có nhiều biến đổi song không vì thế mà nhà nước mất đi vai trò của mình, chúng chỉ được điều chỉnh cho phù hợp với bối cảnh mới.
- Luận án phân tích những biến đổi về vai trò của nhà nước dưới tác động của toàn cầu hóa trên các lĩnh vực cơ bản: kinh tế, chính trị, văn hóa như một minh chứng rõ ràng cho các xu hướng biến đổi vai trò của nhà nước.
- Luận án làm rõ một số đặc thù và những vấn đề đặt ra đối với vai trò của nhà nước Việt Nam hiện nay, từ đó đề xuất một số kiến nghị có tính giải pháp nhằm nâng cao tính hiệu quả của nhà nước trong việc thực hiện những vai trò của mình, đáp ứng các yêu cầu của bối cảnh toàn cầu hóa.
12. Khả năng ứng dụng trong thực tiễn:
- Luận án có thể được sử dụng làm tài liệu tham khảo về vấn đề toàn cầu hóa và tác động của bối cảnh toàn cầu hóa đến nhà nước, vai trò của nhà nước, những biến đổi về vai trò của nhà nước.
- Luận án bước đầu đề xuất những giải pháp nhằm nâng cao năng lực của nhà nước, đáp ứng vai trò của nó trong bối cảnh toàn cầu hóa.
13. Những hướng nghiên cứu tiếp theo:
- Nghiên cứu sự khủng hoảng của mô hình nhà nước dân chủ xã hội
14. Các công trình đã công bố có liên quan đến luận án:
1. Trần Thị Huyền (2012), “Những chuyển biến chính của nền chính trị thế giới trong bối cảnh toàn cầu hóa”, Tạp chí Giáo dục lí luận (7+8), tr. 140 – 145.
2. Trần Thị Huyền (2012), “Động thái của nhà nước dân tộc trong bối cảnh toàn cầu hóa”, Tạp chí Triết học (9), tr. 80 – 85.
3. Trần Thị Huyền (2013), “Vai trò của nhà nước trong việc thúc đẩy đạo đức kinh doanh”, Tạp chí Triết học (4), tr. 76 – 83.
4. Trần Thị Huyền (2014), “Kinh tế thị trường và vai trò của nhà nước”, Kỉ yếu hội thảo quốc tế: Kinh tế thị trường hiện đại và sự hội nhập của Việt Nam, Viện Triết học phối hợp cùng FES, Hà Nội, tr. 184 – 191.
5. Trần Thị Huyền (2014), “Vai trò của nhà nước trong việc thúc đẩy công bằng xã hội”, Kỉ yếu diễn đàn kinh tế chính trị thế giới: Tăng trưởng, phát triển và công bằng xã hội, Viện Triết học phối hợp cùng Hội Kinh tế chính trị thế giới, Hà Nội, tr.166 – 171.
6. Trần Thị Huyền (2015), “Một số vấn đề đặt ra với vai trò của nhà nước trong lĩnh vực kinh tế ở Việt Nam”, Kỉ yếu Diễn đàn quốc tế Xã hội chủ nghĩa: Nâng cao năng lực lãnh đạo của Đảng và vai trò quản lý của nhà nước trong bối cảnh mới, Viện Triết học phối hợp cùng Học viện chủ nghĩa Mác – Viện Khoa học xã hội Trung Quốc, Viện Khoa học xã hội quốc gia Lào, Thành phố Huế, tr. 86 – 95.
7. Trần Thị Huyền (2015), “Tác động của toàn cầu hóa đến sự biến đổi vai trò của nhà nước trong lĩnh vực kinh tế”, Tạp chí Triết học (8), tr.62 – 69.
>>>>> Xem bản thông tin tiếng Anh.
|