1. Họ và tên nghiên cứu sinh: Phạm Huy Cường
2. 2. Giới tính: Nam
3. Ngày sinh: 25 tháng 4 năm 1982
4. Nơi sinh: Vĩnh Phúc
5. Quyết định công nhận nghiên cứu sinh số 3202/QĐ-SĐH, ngày 08 tháng 11 năm 2010 của Giám đốc Đại học Quốc gia Hà Nội.
6. Các thay đổi trong quá trình đào tạo: Quyết định thay đổi đề tài luận án số 359 ngày 20/3/2012, Quyết định thay đổi người hướng dẫn luận án tiến sĩ số 584 ngày 3/4/2013 của Hiệu trưởng Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn.
7. Tên đề tài luận án: Vốn xã hội với tìm kiếm việc làm của sinh viên sau khi tốt nghiệp (Nghiên cứu trường hợp cựu sinh viên Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội).
8. Chuyên ngành: Xã hội học
9. Mã số: 62 31 30 01
10. Cán bộ hướng dẫn khoa học: PGS. TS Nguyễn Thị Kim Hoa
11. Tóm tắt các kết quả mới của luận án:
Các kết quả nghiên cứu của luận án cho thấy:
- Sinh viên tốt nghiệp đã ý thức được vai trò của mạng quan hệ đối với cơ hội nghề nghiệp của mình. Trên cơ sở sự kế thừa các mối quan hệ trong gia đình, sinh viên tốt nghiệp đã tạo dựng được mạng lưới quan hệ bên ngoài gia đình với nhóm bạn, thầy cô và các thành viên cùng tham gia các tổ chức xã hội. Mạng quan hệ xã hội của sinh viên tốt nghiệp cho phép họ khai thác các nguồn lực trong quá trình tìm kiếm việc làm: nguồn lực thông tin, nguồn lực tài chính, các mối quan hệ xã hội…
- Bên cạnh các kênh tìm kiếm chính thức, nhiều sinh viên tốt nghiệp tìm được việc làm nhờ nguồn thông tin và sự hỗ trợ từ các thành viên trong mạng quan hệ xã hội, đặc biệt là các mối quan hệ trong gia đình. Quy mô khai thác các nguồn lực từ mạng quan hệ xã hội trong tìm kiếm việc làm có mối liên hệ với quy mô nguồn vốn xã hội và các yếu tố thuộc về vốn con người của sinh viên tốt nghiệp.
- Vận dụng các mối quan hệ xã hội trong tìm kiếm việc làm có ảnh hưởng đến thời gian tìm kiếm và các đặc điểm công việc mà sinh viên tốt nghiệp đạt được. Đó là: giảm thời gian tìm kiếm, giảm mức thu nhập, gia tăng sự phù hợp giữa công việc với chuyên môn được đào tạo, tập trung vào khu vực làm việc nhà nước và mức độ ổn định công việc cao hơn.
12. Khả năng ứng dụng trong thực tiễn:
- Luận án sẽ đưa ra các khuyến nghị đối với các cơ quan nhà nước, tổ chức xã hội của sinh viên, trường đại học và cá nhân nhằm tạo dựng và phát huy ý nghĩa tích cực của vốn xã hội trong tìm kiếm việc làm của sinh viên tốt nghiệp.
13. Những hướng nghiên cứu tiếp theo:
- Các hướng nghiên cứu chuyên sâu về vốn xã hội trong thị trường lao động.
14. Các công trình đã công bố có liên quan đến luận án:
- Phạm Huy Cường (2014), “Vốn xã hội trong thị trường lao động”, Kỷ yếu Hội nghị khoa học cán bộ trẻ và học viên sau đại học năm học 2013- 2014, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội, tr. 696-709.
- Phạm Huy Cường (2014), “Mạng lưới quan hệ xã hội với việc làm của sinh viên tốt nghiệp”, Tạp chí Khoa học Đại học Quốc gia Hà Nội: Khoa học xã hội và nhân văn, T.30 (4), tr. 44-54.
- Phạm Huy Cường (2015), “Vốn xã hội và việc làm của sinh viên sau khi tốt nghiệp”, Vốn xã hội trong phát triển nguồn nhân lực trẻ từ những hướng tiếp cận khác nhau, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội, tr.195-212
- Phạm Huy Cường (2015), “Mạng lưới quan hệ xã hội với kết quả tìm kiếm việc làm của sinh viên tốt nghiệp: Những tác động không được mong đợi, Kỷ yếu Hội nghị khoa học cán bộ trẻ và học viên sau đại học năm 2014-2015, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội, tr.734-750.
>>>>> Xem thông tin tiếng Anh.
|