1. Họ và tên nghiên cứu sinh: Nguyễn Đắc Tuân
2. Giới tính: Nam
3. Ngày sinh: 11/06/1981
4. Nơi sinh: Hải Dương
5. Quyết định công nhận nghiên cứu sinh số: 3202/QĐ-SĐH ngày 08/11/2010 của Đại học Quốc gia Hà Nội.
6. Các thay đổi trong quá trình đào tạo:
7. Tên đề tài luận án: Nghiên cứu giá trị sống của người già Việt Nam
8. Chuyên ngành: Tâm lý học xã hội
9. Mã số: chuyên ngành đào tạo thí điểm
10. Cán bộ hướng dẫn khoa học: PGS.TS. Lê Khanh; PGS.TS. Võ Thị Minh Chí
11. Tóm tắt các kết quả mới của luận án:
(1) Đề tài đã xây dựng được khái niệm sống, giá trị, giá trị sống và giá trị sống của người già Việt Nam.
(2) Luận án đã xác định được các giá trị sống: hạnh phúc, tình yêu thương, tôn trọng, tự do, trách nhiệm, hòa bình và đoàn kết đang được người già Việt Nam thường xuyên tích cực thực hành và thể hiện trong cuộc sống hàng ngày của họ.
(3) Các giá trị sống của người già Việt Nam được đề cập ở trên, thông qua các mặt biểu hiện: nhận thức, thái độ và hành vi vận hành trong mối quan hệ chặt chẽ, tác động qua lại, đan xen với nhau tạo thành một chỉnh thể (giá trị sống) thống nhất không thể phân chia trong cuộc sống thực - sống thật của họ.
(4) Biểu hiện mặt hành vi của người già Việt Nam có ảnh hưởng mạnh nhất đến giá trị sống của họ tại thời điểm nghiên cứu.
(5) Giá trị sống của người già Việt Nam chịu sự tác động nhiều mặt (khách quan, chủ quan), nhiều chiều (tích cực, tiêu cực) của nhiều yếu tố khác nhau, song, trong đó, yếu tố chủ quan: "tinh thần trách nhiệm của người già đối với bản thân, gia đình và xã hội" có tác động mạnh nhất.
12. Khả năng ứng dụng trong thực tiễn:
(1) Kết quả nghiên cứu có thể là tài liệu tham khảo cho các nhà nghiên cứu, cán bộ giảng dạy, sinh viên quan tâm đến mảng đề tài này, đồng thời cũng có giá trị tham khảo đối với những nhà hoạch định chính sách về người già.
(2) Kết quả nghiên cứu của luận án là một trong những tài liệu tham khảo cho con cháu và thế hệ trẻ hiểu đầy đủ, sâu sắc giá trị sống của người già, trên cơ sở đó, có những hành vi ứng xử phù hợp.
13. Những hướng nghiên cứu tiếp theo:
(1) Nghiên cứu mức độ cao thấp về thực trạng giá trị sống của người già Việt Nam.
(2) Nghiên cứu mức độ cao thấp của 7 giá trị sống đã được xem xét trong luận án.
(3) Nghiên cứu sự khác biệt về giá trị sống của người già Việt Nam so với giá trị sống của người già ở một số nước trong khu vực Đông Nam Á và trên thế giới.
14. Các công trình đã công bố liên quan đến luận án:
1. Nguyễn Đắc Tuân (2010), "Một số ý nguyện, liên quan đến giá trị sống của người già trong các Trung tâm dưỡng lão", Tạp chí tâm lí học (7), tr.30-36.
2. Nguyễn Đắc Tuân (2010), "Giá trị sống của người già Việt Nam", Kỷ yếu Hội thảo khoa học "20 năm Khoa học Tâm lí - Giáo dục Việt Nam - Thành tựu và triển vọng, tr.149-151.
3. Nguyễn Đắc Tuân (2015), "Giá trị sống hạnh phúc của người già Việt Nam hiện nay", Tạp chí Giáo dục & Xã hội (50), tr.63-67.
4. Nguyễn Đắc Tuân (2015), "Giá trị sống tình yêu thương của người già Việt Nam hiện nay", Tạp chí Giáo dục & Xã hội (Số đặc biệt), tr.16-19.
5. Nguyễn Đắc Tuân (2015), "Giá trị sống trách nhiệm của người già Việt Nam hiện nay", Tạp chí Giáo dục & Xã hội (55), tr.72-75, 94.
>>>>>> Bản thông tin tiếng Anh.
|