1. Họ và tên nghiên cứu sinh: ĐẶNG MINH CHÂU
2. Giới tính: Nam
3. Ngày sinh: 27/12/1957
4. Nơi sinh: Thái Bình
5. Quyết định công nhận: NCS số 2213/2011/QĐ-XHNV-SĐH, ngày 21 tháng 11 năm 2011 của Hiệu trưởng Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, ĐHQGHN
6. Các thay đổi trong quá trình đào tạo:
- Quyết định thay đổi tên đề tài luận án số 1147/QĐ-SĐH ngày 26/8/2013 của Hiệu trưởng Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn;
- Quyết định kéo dài thời gian học tập số 3202/QĐ-XHNV-SĐH ngày 31/12/2014 của Hiệu trưởng Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn;
- Quyết định kéo dài thời gian học tập (lần 2) số 167/QĐ-XHNV ngày 20/01/2016 của Hiệu trưởng Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn.
7. Tên đề tài luận án: Mối quan hệ giữa Phật giáo và tín ngưỡng dân gian Việt Nam (qua nghiên cứu một số ngôi chùa tiêu biểu của Phật giáo Bắc tông)
8. Chuyên ngành: CNDVBC & CNDVLS
9. Mã số: 62 22 80 05
10. Cán bộ hướng dẫn khoa học: PGS.TS Nguyễn Thúy Vân
11. Tóm tắt các kết quả mới của luận án:
- Khái quát một số vấn đề cơ bản về Phật giáo ở Việt Nam, Phật giáo Việt Nam, tín ngưỡng dân gian Việt Nam và những đặc điểm của chúng.
- Làm rõ cơ sở hình thành, cơ chế tác động và phương thức biểu hiện của mối quan hệ giữa Phật giáo và tín ngưỡng dân gian Việt Nam.
- Phân tích những đặc điểm của chùa Phật giáo Bắc tông để làm rõ sự kết hợp của Phật giáo và tín ngưỡng dân gian thể hiện trong đó.
- Chỉ ra xu hướng biến đổi của mối quan hệ giữa Phật giáo và tín ngưỡng dân gian và một số giải pháp nhằm phát huy những giá trị văn hóa trong mối quan hệ giữa Phật giáo và tín ngưỡng dân gian ở Việt Nam.
12. Khả năng ứng dụng trong thực tiễn:
- Luận án có thể được tham khảo cho việc nghiên cứu và giảng dạy về Phật giáo, tín ngưỡng dân gian, mối quan hệ giữa chúng từ góc độ nghiên cứu triết học.
- Luận án có thể làm tài liệu tham khảo cho công tác quản lý tôn giáo nói chung, Phật giáo và tín ngưỡng dân gian nói riêng ở Việt Nam hiện nay.
13. Những hướng nghiên cứu tiếp theo:
- Phật giáo Nam tông với văn hóa, tín ngưỡng dân gian Việt Nam
- Bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa, đạo đức Phật giáo trong bối cảnh hội nhập quốc tế.
14. Các công trình đã công bố có liên quan đến luận án: Có 9 công trình nghiên cứu có nội dung liên quan trực tiếp đến luận án:
1. TT Thích Bảo Nghiêm (2011), “Tục lễ chùa ngày Tết”, Tạp chí Khuông Việt (12+13), tr. 05 - 10.
2. TT Thích Bảo Nghiêm (2011), “Quá trình hình thành ổn định và phát triển của Giáo hội Phật giáo Việt Nam”, Tạp chí Công tác tôn giáo - Cơ quan của Ban Tôn giáo chính phủ (11), tr. 11 - 17.
3. TT Thích Bảo Nghiêm (2011), “Một thoáng suy ngẫm về triết học”, Kỷ yếu hội thảo khoa học - Khoa Triết học - Trường ĐH KHXH & NV - ĐH Quốc gia Hà Nội , tr. 203 - 209.
4. HT Thích Bảo Nghiêm (2012), “Phong tục ngày Tết”, Tạp chí Khuông Việt (17), tr .08 - 15.
5. HT Thích Bảo Nghiêm (2013), “Giữ gìn phong tục truyền thống cho ngày Tết hiện đại”, Tạp chí Khuông Việt (21), tr. 08 - 14.
6. HT Thích Bảo Nghiêm (2013), “Mối quan hệ thày trò trong kinh thiện sinh và nững vấn đề đặt ra trong giáo dục hiện nay”, Hội thảo quốc tế Phật giáo Châu Á và Việt Nam trong tiến trình phát huy văn hóa dân tộc, tr. 467 - 470.
7. Thích Bảo Nghiêm (2015), “Chính sách tôn giáo của Đảng và Nhà nước hướng tới mục tiêu xây dựng nhà nước pháp quyền Xã hội chủ nghĩa ở nước ta”, Tạp chí khoa học - Đại học Quốc gia Hà Nội, T. 31 (1), tr. 63 - 69.
8. Thích Bảo Nghiêm (2015), “Ảnh hưởng của văn hóa Việt Nam đối với Phật giáo qua các ngôi chùa Việt”, Tạp chí Nghiên cứu văn hóa - Trường Đại học Văn hóa Hà Nội (12), tr. 05 - 12.
9. Thích Bảo Nghiêm (2016), “Mối quan hệ giữa Phật giáo và tín ngưỡng dân gian nhìn từ triết học”, Tạp chí Nghiên cứu tôn giáo (1), tr. 34 – 45.
>>>>> Thông tin LATS bằng tiếng Anh.
|