1. Họ và tên nghiên cứu sinh: Lưu Thị Kim Nhung
2. Giới tính: Nữ
3. Ngày sinh: 17.02.1972
4. Nơi sinh: Hòa Bình
5. Quyết định công nhận nghiên cứu sinh: Quyết định số 1575/QĐ-ĐHNN ngày 22 tháng 11 năm 2011 của Trường Đại học Ngoại ngữ, ĐH Quốc gia Hà Nội.
6. Thay đổi trong quá trình đào tạo: Gia hạn thêm 9 tháng từ tháng 11 năm 2014 đến tháng 08 năm 2015.
7. Tên đề tài luận án: Phân tích diễn ngôn phê phán các văn bản báo chí tiếng Anh về biến đổi khí hậu.
8. Thuộc chuyên ngành: Ngôn ngữ Anh
9. Mã số: 62 22 15 01
10. Cán bộ hướng dẫn khoa học: 1. TS. Hà Cẩm Tâm, 2. PGS.TS Trần Xuân Điệp
11. Tóm tắt các kết quả mới của luận án
Nghiên cứu đã vận dụng phương pháp phân tích diễn ngôn phê phán của Norman Fairclough kết hợp với công cụ phân tích khối liệu để tìm hiểu về mối quan hệ quyền lực giữa các quốc gia và tư tưởng về trách nhiệm của các nước phát triển và các nước đang phát triển đối với biến đổi khí hậu cũng như biểu hiện của những tư tưởng này trên những bài báo của The Independent and The New York Times đưa tin về Hội nghị thượng đỉnh về biến đổi khí hậu toàn cầu từ năm 2004 đến 2013.
Kết quả cho thấy ba tư tưởng chính ứng với các câu hỏi nghiên cứu. Thứ nhất, trong mối quan hệ quyền lực giữa các quốc gia tại các hội nghị về biến đổi khí hậu có tồn tại cả sự thống nhất và mâu thuẫn, trong đó diễn ngôn đề cập nhiều hơn đến mâu thuẫn. Thứ hai, các nước phát triển có vẻ lưỡng lự và thờ ơ với trách nhiệm về biến đổi khí hậu. Thứ ba, mặc dù các nước đang phát triển cũng phải chịu trách nhiệm về biến đổi khí hậu do sự phát triển nhanh chóng của họ, nhưng vẫn yêu cầu viện trợ từ các nước phát triển. Vì vậy, không thể đi đến thống nhất về một khung pháp lý chung về biến đổi khí hậu, và quá trình đàm phán lâu nay không đem lại kết quả khả quan ngoài sự rắc rối và trì hoãn hành động.
Việc lựa chọn ngôn từ, ẩn dụ, bị động hóa, tình thái, và danh hóa được hai tờ báo sử dụng nhằm biểu hiện tư tưởng cũng như mối quan hệ giữa các nước. Những tư tưởng và những phương tiện ngôn ngữ biểu hiện tư tưởng đều chịu ảnh hưởng của quan điểm của hai tờ báo về cam kết chính trị, giá trị tin tức, chương trình đưa tin, và bối cảnh kinh tế - xã hội bao chứa diễn ngôn. Nói chung, hai tờ báo bảo vệ cho mối quan hệ bất bình đẳng về quyền lực và tư tưởng về trách nhiệm đối với biến đổi khí hậu theo hướng có lợi cho các nước phát triển.
12. Khả năng ứng dụng trong thực tiễn
Kết quả nghiên cứu là cơ sở khoa học để:
- khẳng định hiệu quả của phương pháp phân tích diễn ngôn phê phán định tính kết hợp với phân tích khối liệu định lượng;
- khẳng định ý nghĩa của phân tích diễn ngôn phê phán trong việc làm sáng tỏ quyền lực tuyên truyền vận động của báo chí thông qua việc sử dụng những phương tiện ngôn ngữ để biểu hiện tư tưởng;
- làm tài liệu tham khảo cho các trường học và cơ sở giáo dục trong khi xây dựng chương trình giáo dục về biến đổi khí hậu và phát triển kỹ năng đọc phê phán; và
- góp phần nâng cao nhận thức của giáo viên và sinh viên về vai trò của phân tích diễn ngôn phê phán trong giáo dục, về vai trò của ngôn ngữ báo chí trong kiến tạo xã hội.
13. Hướng nghiên cứu tiếp theo
Có thể phát triển theo hướng:
- nghiên cứu sâu hơn trên khối liệu gồm các bài báo của nhiều nước khác nhau và mở rộng ra các thể loại văn bản khác nhau về biến đổi khí hậu;
- phân tích sâu hơn về những tiếp nối và nét phát triển mới mang tính lịch đại trong việc sử dụng các phương tiện ngôn ngữ; và
- kết hợp phân tích diễn ngôn phê phán với những phương pháp nghiên cứu khác nhằm làm sáng tỏ những mối quan hệ quyền lực thúc đẩy hay hạn chế tiếp cận với những vấn đề nổi bật trong xã hội.
14. Các công trình đã công bố có liên quan đến đề án
1. Lưu Thị Kim Nhung. (2013). Some Aspects of Critical Discourse Analysis of the Article “Kyoto Protocol is not Enough to Tackle Climate Change.” VNU Journal of Foreign Studies, 29(1S), 90-101.
2.Lưu Thị Kim Nhung. (2014). UK and US News Coverage of Climate Change from a Critical Discourse Analysis Perspective. Journal of Science of HNUE, 59(5), 105-113.
3. Lưu Thị Kim Nhung. Chủ trì đề tài khoa học và công nghệ Trường ĐH Sư phạm Hà Nội “Nghiên cứu thuật ngữ liên quan đến biến đổi khí hậu trên báo chí tiếng Anh trên bình diện phân tích diễn ngôn,” mã số SPHN-12-207. Nghiệm thu theo quyết định số 9241/QĐ-ĐHSPHN-KHCN ngày 25/12/2014.
4. Lưu Thị Kim Nhung. (2013). A Critical Discourse Analysis of a U.K. Broadsheet Paper on the Ratification of the Kyoto Protocol in 2005. Kỷ yếu Hội nghị Khoa học lần thứ 33 (2013) của ĐH Ngoại ngữ - ĐH Quốc gia Hà Nội.
5. Lưu Thị Kim Nhung. (2014). Diễn ngôn báo chí về biến đổi khí hậu từ góc nhìn phân tích diễn ngôn phê phán. Kỷ yếu Hội nghị Khoa học lần thứ 34 (2014) của ĐH Ngoại ngữ - ĐH Quốc gia Hà Nội, tr.51- .
>>>>> Thông tin LATS bằng tiếng Anh.
|