1. Họ và tên nghiên cứu sinh: Võ Thị Dương
2. Giới tính: Nữ
3. Ngày sinh: 11/11/1963
4. Nơi sinh: Hải Dương
5. Quyết định công nhận nghiên cứu sinh số: 1927 /QĐ-SĐH ngày 28/6/2010 của Giám đốc Đại học Quốc gia Hà Nội.
6. Các thay đổi trong quá trình đào tạo: Quyết định về việc điều chỉnh tên đề tài luận án số 425 /QĐ- SĐH ngày 28 tháng 05 năm 2015 của Hiệu trưởng trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn - Đại học Quốc gia Hà Nội.
7. Tên đề tài luận án: “Đạo đức doanh nhân trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam ”,
8. Chuyên ngành: Chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử
9. Mã số: 62 22 80 05
10. Cán bộ hướng dẫn khoa học:PGS.TS Nguyễn Ngọc Hà
11. Tóm tắt các kết quả mới của luận án:
- Luận án:“ Đạo đức doanh nhân trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam ” được tiến hành nghiên cứu dựa trên cơ sở lý luận của chủ nghĩa Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam về doanh nhân, đạo đức doanh nhân.
- Trên cơ sở hệ thống hóa một số vấn đề lý luận về doanh nhân, đạo đức doanh nhân vai trò của đạo đức doanh nhân đối với nền kinh tế nói chung và đối với nền kinh tế nước ta nói riêng, tác giả tiến hành phân tích thực trạng của đạo đức doanh nhân trong nền kinh tế thị trường ở Việt Nam và một số vấn đề đặt ra. Từ đó, tác giả đưa ra một số giải pháp chủ yếu nhằm nâng cao đạo đức doanh nhân ở nước ta hiện nay.
12. Khả năng ứng dụng trong thực tiễn:
Kết quả nghiên cứu của luận án có thể làm cơ sở cho các nhà nghiên cứu trong việc xây dựng và hoàn thiện hệ thống chính sách đối với doanh nhân hiện nay. Đồng thời, kết quả nghiên cứu của luận án còn làm tài liệu tham khảo cho việc nghiên cứu, giảng dạy các môn học như: triết học, đạo đức học,... ở các cơ sở nghiên cứu và đào tạo thuộc khối khoa học xã hội và nhân văn, ngành kinh tế.
13. Những hướng nghiên cứu tiếp theo:
Trong những năm tới, đội ngũ doanh nhân cùng với đạo đức nhân cách lớn của họ giữ một vai trò hết sức quan trọng với sự phát triển của nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở nước ta. Vì vậy, luận án Đạo đức doanh nhân trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam cần được nghiên cứu trên nhiều phương diện cụ thể và có sự đầu tư hơn nữa trong những công trình tiếp theo, như:
- Nghiên cứu những biến đổi của kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội, cũng như các nhân tố đã và đang tác động mạnh mẽ đạo đức doanh nhân, chuẩn mực đạo đức doanh nhân
- Tiếp tục nghiên cứu sâu hơn nữa tác động nền kinh tế thị trường đến đạo đức doanh nhân, từ đó có thể bổ sung hoàn chỉnh hệ thống chuẩn mực đạo đức doanh nhân cho phù hợp với điều kiện tình hình mới, giúp cho các nhà hoạch định chính sách quan điểm lịch sử cụ thể, khách quan nhằm phát huy hơn nữa vai trò của đạo đức doanh nhân đối với nền kinh tế nước ta.
- Tập trung đi sâu nghiên cứu các giải pháp nhằm nâng cao đạo đức doanh nhân trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở nước ta hiện. Qua đó, góp phần củng cố, tăng cường hơn nữa vai trò đội ngũ doanh nhân có nhân cách Việt Nam hiện nay.
14. Các công trình khoa học liên quan đến luận án:
1. Võ Thị Dương (2009), “Suy nghĩ về đức “Chính” trong Tư tưởng Hồ Chí Minh và trách nhiệm của các chủ thể trong nền kinh tế thị trường định hướng XHCN”, Tạp chí Giáo dục Lý luận Chính trị Quân sự (4), tr. 33- 35.
2. Võ Thị Dương, Đinh Công Sơn (2011), “Giáo dục và tu dưỡng đạo đức cách mạng trong tư tưởng Hồ Chí Minh”, Tạp chí Giáo dục Lý luận Chính trị Quân sự (3), tr.43- 45.
3. Võ Thị Dương, Đinh Công Sơn (2012), “Rèn luyện đạo đức cách mạng chống chủ nghĩa cá nhân theo quan điểm Hồ Chí Minh – một biện pháp nâng cao năng lực lãnh đạo của Đảng”, Tạp chí Giáo dục Lý luận Chính trị Quân sự (3), tr.35 – 37.
4. Võ Thị Dương, Nguyễn Ngọc Hà (2012), “ Mối quan hệ giữa đạo đức và kinh doanh”, Tạp chí Triết học (11), tr. 62 - 67.
5. Võ Thị Dương (2014), “Trách nhiệm xã hội – một đòi hỏi của văn hóa kinh doanh ở nước ta hiện nay”, Tạp chí Giáo dục Lý luận Chính trị Quân sự (3), tr. 94 – 97.
6. Võ Thị Dương (2015), “Quan hệ giữa doanh nhân với người tiêu dùng từ góc độ đạo đức và định hướng xây dựng đội ngũ doanh nhân ở nước ta hiện nay”, Tạp chí Giáo dục Lý luận Chính trị Quân sự (3), tr. 95 – 97.
7. Võ Thị Dương, Đinh Công Sơn (2015), “ Vấn đề xây dựng đội ngũ doanh nhân trong sự tác động của nền kinh tế thị trường ở nước ta hiện nay”, Tạp chí Giáo dục lý luận (231), tr. 97 – 98.
>>>>> Xem thông tin bản tiếng Anh.
|