Sau đại học
Trang chủ   >  Tin tức  >   Thông báo  >   Sau đại học
Thông tin LATS của NCS Vũ Văn Chung
Tên đề tài luận án: “Hiện tượng tôn giáo mới” ở một số tỉnh đồng bằng Bắc Bộ hiện nay

1. Họ và tên nghiên cứu sinh: VŨ VĂN CHUNG

2.Giới tính: Nam

3. Ngày sinh: 27-08-1983                                                          

4. Nơi sinh: Hải Phòng

5. Quyết định công nhận nghiên cứu sinh số: 2999/2013/QĐ-XHNV -SĐH ngày 30 tháng 12 năm  2013 của Giám đốc Đại học Quốc gia Hà Nội

6. Các thay đổi trong quá trình đào tạo: Không

7. Tên đề tài luận án: “Hiện tượng tôn giáo mới” ở một số tỉnh đồng bằng Bắc Bộ hiện nay

8. Chuyên ngành: CNDVBC&CNDVLS              

9. Mã số: 62 22 03 02

10. Cán bộ hướng dẫn khoa học: GS. TS. Đỗ Quang Hưng

11. Tóm tắt các kết quả mới của luận án:

- Luận án phân tích một cách có hệ thống về hiện tượng tôn giáo mới trên thế giới và Việt Nam hiện nay.

- Luận án phân tích “hiện tượng tôn giáo mới” ở khu vực đồng bằng Bắc Bộ hiện nay qua khảo sát một số tỉnh thành như Hà Nội, Hải Phòng, Hải Dương, Nam Định với ba nhóm tiêu biểu: Nhóm thờ cúng Hồ Chí Minh, Long Hoa Di Lặc, Thanh Hải Vô Thượng Sư.

- Luận án phân tích tác động của “hiện tượng tôn giáo mới” đến đời sống kinh tế, chính trị, xã hội và văn hóa, đạo đức của người dân vùng đồng bằng Bắc Bộ hiện nay.

- Luận án phân tích cơ sở dự báo và đưa ra xu hướng vận động, đề xuất một số khuyến nghị đối với “hiện tượng tôn giáo mới” ở vùng đồng bằng Bắc Bộ hiện nay.

12. Khả năng ứng dụng trong thực tiễn: Luận án có thể làm tài liệu tham khảo cho việc nghiên cứu, học tập Triết học, Tôn giáo học, Triết học tôn giáo, văn hoá học và cho các nhà nghiên cứu có mục đích vận dụng khung lý thuyết của luận án trong nghiên cứu tôn giáo, văn hoá và con người Việt Nam hiện đại.

13. Những hướng nghiên cứu tiếp theo (nếu có):

1/Tiếp tục nghiên cứu sâu hiện tượng tôn giáo mới trên thế giới và Việt Nam.

2/ Chủ nghĩa hậu hiện đại và sự biến đổi của hiện tượng tôn giáo mới ở Việt Nam hiện nay.

14. Các công trình đã công bố có liên quan đến luận án:

1.       Vũ Văn Chung (2014), "Phổ đạo Âu cơ (Tổ Tiên chính giáo): Một “hiện tượng tôn giáo mới” ở Việt Nam hiện nay", Hội nghị khoa học cán bộ trẻ và học viên cao học năm học 2013 - 2014, Trường Đại học khoa học xã hội & Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội, NXB Đại học Quốc Gia, Hà Nội, tr.228-242.

2.       Vũ Văn Chung (2014), "Tiếp cận quan hệ tôn giáo – văn hóa xem xét “hiện tượng tôn giáo mới” trong xã hội Việt Nam hiện nay", Tọa đàm khoa học quốc tế: Tôn giáo và văn hóa, Trung tâm nghiên cứu tôn giáo đương đại, Trường đại học Khoa học xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội, NXB Tôn giáo, Hà Nội, tr.415-428. 

3.       Vũ Văn Chung (2014), “Quan điểm phân loại hiện tượng tôn giáo của một số học giả Việt Nam”, Tọa đàm khoa học quốc tế: Tôn giáo trong đời sống công chúng, Trung tâm nghiên cứu tôn giáo đương đại, Trường đại học Khoa học xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội, tr.177-186.

4.       Vũ Văn Chung (2014), “Một số quan điểm phân loại hiện tượng tôn giáo mới trên thế giới”, Tạp chí Nghiên cứu Tôn giáo (10), tr.101 -110.

5.       Vũ Văn Chung (2015), "Bước đầu tìm hiểu về yếu tố Phật giáo qua khảo cứu một số kinh sách của “hiện tượng tôn giáo mới” Long Hoa Di Lặc và Ngọc Phật Hồ Chí Minh", Tuyển tập Phật Đản, Trường Trung Cấp Phật Học Hà Nội, NXB Hồng Đức, tr.91-105.

6.       Vũ Văn Chung (2015), “Quan điểm phân loại hiện tượng tôn giáo của một số học giả trên thế giới”, Tạp chí Công tác Tôn giáo (3), tr. 7 - 11.

7.       Vũ Văn Chung (2015), “Toàn cầu hóa và “hiện tượng tôn giáo mới” trên thế giới”, Tạp chí Công tác Tôn giáo (11), tr. 6 - 11.

8.       Vũ Văn Chung (2015), "Bước đầu tìm hiểu về yếu tố Phật giáo và tín ngưỡng bản địa Việt Nam qua khảo cứu một số kinh sách của Ngọc Phật Hồ Chí Minh”, Hội nghị khoa học cán bộ trẻ và học viên cao học 2014 – 2015, Trường Đại học khoa học xã hội & Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội, NXB Đại học Quốc Gia, Hà Nội, tr.242-267.

9.       Vũ Văn Chung (2016), Sự hình thành của “hiện tượng tôn giáo mới” ở Việt Nam hiện nay”, Kỷ yếu tọa đàm khoa học: Nghiên cứu Triết học ở Việt Nam: Những vấn đề lý luận, Khoa Triết học, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia, Hà Nội, tr.12- 22.

>>>>> Xem bản thông tin tiếng Anh.

 Tân Lê - VNU - USSH
  In bài viết     Gửi cho bạn bè
  Từ khóa :
Thông tin liên quan
Trang: 1   | 2   | 3   | 4   | 5   | 6   | 7   | 8   | 9   | 10   | 11   | 12   | 13   | 14   | 15   | 16   | 17   | 18   | 19   | 20   | 21   | 22   | 23   | 24   | 25   | 26   | 27   | 28   | 29   | 30   | 31   | 32   | 33   | 34   | 35   | 36   | 37   | 38   | 39   | 40   | 41   | 42   | 43   | 44   | 45   | 46   | 47   | 48   | 49   | 50   | 51   | 52   | 53   | 54   | 55   | 56   | 57   | 58   | 59   | 60   | 61   | 62   | 63   | 64   | 65   | 66   | 67   | 68   | 69   | 70   | 71   | 72   | 73   | 74   | 75   | 76   | 77   | 78   | 79   | 80   | 81   | 82   | 83   | 84   |