Sau đại học
Trang chủ   >  Tin tức  >   Thông báo  >   Sau đại học
Thông tin LATS của NCS Nguyễn Thanh Hoa
Tên đề tài luận án: Les écueils culturels dans la traduction - Une application à la traduction français-vietnamien (Những khó khăn về mặt văn hóa trong dịch thuật - Giải pháp dùng cho biên dịch Pháp - Việt)

1. Họ và tên nghiên cứu sinh: Nguyễn Thanh Hoa   

2. Giới tính: Nữ

3. Ngày sinh: 04/11/1986                                             

4. Nơi sinh: Hà Nội

5. Quyết định công nhận nghiên cứu sinh số 1575/QĐ-ĐHNN, ngày 22/11/2011

6. Các thay đổi trong quá trình đào tạo:

- Đổi cán bộ hướng dẫn: PGS.TS. Trịnh Đức Thái làm cán bộ hướng dẫn phụ cho NCS thay cho TS. Phạm Quang Trường.

- Gia hạn thời gian học tập theo Quyết định số: 353/QĐ-ĐT ngày 28 tháng 01 năm 2014

7. Tên đề tài luận án: Les écueils culturels dans la traduction - Une application à la traduction français-vietnamien (Những khó khăn về mặt văn hóa trong dịch thuật - Giải pháp dùng cho biên dịch Pháp - Việt)

8. Chuyên ngành: Ngôn ngữ Pháp  9. Mã số: 62220203

10. Cán bộ hướng dẫn khoa học:

- Cán bộ hướng dẫn chính: PGS.TS. Đinh Hồng Vân

- Cán bộ hướng dẫn phụ: PGS.TS. Trịnh Đức Thái

11. Tóm tắt các kết quả mới của luận án:

Nghiên cứu đã tìm ra được những khó khăn về văn hóa gặp phải trong dịch viết và cụ thể là trong dịch tác phẩm văn học từ tiếng Pháp sang tiếng Việt. Từ đó đưa ra những giải pháp khắc phục thông qua việc áp dụng Lý thuyết dịch nghĩa do hai tác giả Danica Seleskovitch và Marianne Lederer phát triển vào những năm 70. Những kết quả cụ thể mà nghiên cứu đưa ra bao gồm:

1.   Dịch giả khi dịch một tác phẩm văn học gặp rất nhiều khó khăn khi mà khoảng cách văn hóa của độc giả đích và độc giả nguồn thường là rất lớn. Các khó khăn này tồn tại ngay cả ở những yếu tố văn hóa nhỏ nhất như việc dịch nhân danh, địa danh, hàm ý văn hóa, ẩn dụ, hoán dụ, chơi chữ ...  

2.   Trong quá trình dịch, để thu hẹp khoảng cách văn hóa giữa độc giả đích và độc giả nguồn, dịch giả phải phối kết hợp rất nhiều thủ pháp dịch khác nhau sao cho các yếu tố văn hóa bản gốc không bị mất mà cũng không quá xa lạ đối với văn hóa đích. Khi đó, dịch giả luôn luôn phải cân nhắc giữa “Mình” (tức là văn hóa đích) và “Người” (tức là văn hóa gốc) để tìm ra điểm trung gian hài hòa giữa hai mong muốn.

3.   Khi dịch một yếu tố văn hóa, cần phải tuân thủ các quy tắc dịch thống nhất để đảm bảo tính đồng nhất trong một văn bản dịch cũng như sự đồng nhất trong ngôn ngữ.

4.   Qua việc khảo sát bản dịch tiếng việt và tiếng anh của cùng một tác phẩm tiếng pháp, chúng tôi nhận thấy khi hai đất nước càng xa nhau về địa lý bao nhiêu thì khoảng cách văn hóa càng lớn. Khi đó, người dịch sẽ phải huy động càng nhiều các thủ pháp dịch để giải thích các yếu tố văn hóa hàm ẩn. Vậy khi hai nền văn hóa càng khác biệt, các thủ pháp dịch thường tường minh hơn và nhiều hơn.

5.   Việc khảo sát những thành công trong việc sử dụng thủ pháp dịch khi dịch các yếu tố văn hóa trong tác phẩm Dịch hạch & Thổ tả cho phép hệ thống hóa các phương thức dịch có thể được áp dụng đối khi dịch một yếu tố văn hóa cụ thể (như tên người, tên địa danh, ẩn dụ, hoán dụ...).

6.   Cơ sở lý luận của Lý thuyết dịch nghĩa được áp dụng trong việc phân tích những thành công và khó khăn khi dịch các yếu tố văn hóa trong tác phẩm. Kết quả thu được cho thấy tính khả thi của Lý thuyết dịch nghĩa khi dịch các yếu tố văn hóa. Đối với những trường hợp dịch thành công, Lý thuyết dịch nghĩa cho phép làm rõ quá trình dịch của dịch giả. Đối với những trường hợp dịch cần chỉnh sửa, Lý thuyết dịch nghĩa chỉ ra điểm thiếu sót trong quá trình dịch và các giải pháp thay thế.

12. Khả năng ứng dụng trong thực tiễn:

Kết quả nghiên cứu có thể được áp dụng vào trong dịch viết nói chung và dịch văn học nói riêng. Thông qua nghiên cứu này, người dịch sẽ có cái nhìn rõ ràng hơn về những khó khăn có thể gặp phải trong quá trình dịch và những giải pháp thích hợp. Việc áp dụng Lý thuyết dịch nghĩa vào trong quá trình dịch sẽ giúp công tác dịch thuật mang tính khoa học hơn và nếu có sai sót, dịch giả sẽ dễ dàng rà soát quá trình dịch để tìm ra giải pháp thay thế. 

13. Những hướng nghiên cứu tiếp theo:

1. Nghiên cứu về các phương thức chuyển dịch từ tiếng Pháp sang tiếng Việt của một yếu tố văn hóa cụ thể như nhân danh, địa danh, ẩn dụ, hoán dụ...để xây dựng một bộ quy tắc dịch các yếu tố văn hóa có khả năng ứng dụng trong dịch viết nói chung và dịch văn học nói riêng.

2. Nghiên cứu về việc dịch các yếu tố văn hóa từ tiếng Việt sang tiếng Pháp để có cái nhìn hai chiều về dịch các yếu tố văn hóa nhằm mục đích tìm ra những quy tắc chung trong chuyển dịch các yếu tố văn hóa.

3. Nghiên cứu về các hướng đào tạo dịch văn học trong các trường đại học khi mà nhu cầu dịch văn học ngày càng lớn trong khi không có cơ sở đào tạo dịch văn học ở Việt Nam.

14. Các công trình đã công bố có liên quan đến luận án:

 

1

Vai trò của yếu tố văn hóa trong dịch thuật

2014

Đề tài NCKH cấp trường

2

Phương thức chuyển dịch nhân danh và địa danh từ tiếng Pháp sang tiếng Việt (trên ngữ liệu tác phẩm văn học Dịch hạch & Thổ tả của nhà văn Patrick Deville)

12/2015

Tạp chí Ngôn ngữ, n012

3

Bản ngã và Vô ngã trong dịch văn học

12/2015

Tạp chí Ngôn ngữ và Đời sống, số 12

 >>>>> Xem bản thông tin tiếng Anh.

 Cầm Tài - VNU - ULIS
  In bài viết     Gửi cho bạn bè
  Từ khóa :
Thông tin liên quan
Trang: 1   | 2   | 3   | 4   | 5   | 6   | 7   | 8   | 9   | 10   | 11   | 12   | 13   | 14   | 15   | 16   | 17   | 18   | 19   | 20   | 21   | 22   | 23   | 24   | 25   | 26   | 27   | 28   | 29   | 30   | 31   | 32   | 33   | 34   | 35   | 36   | 37   | 38   | 39   | 40   | 41   | 42   | 43   | 44   | 45   | 46   | 47   | 48   | 49   | 50   | 51   | 52   | 53   | 54   | 55   | 56   | 57   | 58   | 59   | 60   | 61   | 62   | 63   | 64   | 65   | 66   | 67   | 68   | 69   | 70   | 71   | 72   | 73   | 74   | 75   | 76   | 77   | 78   | 79   | 80   | 81   | 82   | 83   | 84   | 85   | 86   | 87   | 88   | 89   | 90   | 91   | 92   |