1. Họ và tên nghiên cứu sinh: Nguyễn Đình Thuận
2. Giới tính: Nam
3. Ngày sinh: 14 tháng 8 năm 1979
4. Nơi sinh: Xã Hòa Phú, Huyện Ứng Hòa, Hà Nội.
5. Quyết định công nhận nghiên cứu sinh: Số 2999/2013/QĐ-XHNV-SĐH ngày 30 tháng 12 năm 2013 của Hiệu trưởng Trường Đại học Khoa học xã hội và nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội.
6. Các thay đổi trong quá trình đào tạo: Không
7. Tên đề tài: “Vai trò của giới doanh nhân trong nền chính trị Thái Lan: Trường hợp của cựu Thủ tướng Thaksin Shinawatra”.
8. Chuyên ngành: Chính trị học.
9. Mã số: 62 31 02 01.
10. Cán bộ hướng dẫn khoa học: PGS. TS. Hoàng Khắc Nam.
11. Tóm tắt các kết quả mới của luận án:
- Luận án trình bày một cách hệ thống về nền chính trị Thái Lan hiện đại từ sau chính biến năm 1932 đến năm 2006, trong đó làm rõ quá trình chuyển biến thể chế chính trị từ chế độ quân chủ chuyên chế sang chế độ quân chủ lập hiến, từ chế độ độc tài sang chế độ dân chủ và các biến động chính trị xung quanh các quá trình chuyển đổi đó.
- Luận án phân tích vai trò của các tầng lớp xã hội trong tiến trình chuyển đổi chính trị của Thái Lan, trong đó trình bày và phân tích một cách hệ thống về quá trình xuất thân, phát triển của giới doanh nhân Thái Lan, nhấn mạnh mối quan hệ tương tác giữa giới doanh nhân với giới chính trị gia, giữa giới doanh nhân với các lực lượng chính trị khác và giữa hoạt động kinh doanh với hoạt động chính trị.
- Luận án chứng minh được rằng, từ khi tham gia chính trị, giới doanh nhân đã góp phần làm suy thoái nền dân chủ tuyển cử và là một trong những tác nhân chính đưa nền chính trị Thái Lan rơi vào bất ổn.
12. Khả năng ứng dụng trong thực tiễn: Luận án sẽ là tài liệu tham khảo, tài liệu cho việc nghiên cứu chính trị quốc tế và khu vực học
13. Những hướng nghiên cứu tiếp theo:
- Nghiên cứu về chủ nghĩa tư bản thân hữu và lợi ích nhóm trong các chính quyền của Thái Lan
14. Các công trình đã công bố có liên quan đến luận án:
1) Nguyễn Đình Thuận (2016), “Tiến trình chính trị dân chủ tuyển cử ở Thái Lan (1988-2014): một số đặc điểm và xu hướng”, Tạp chí Nghiên cứu Đông Nam Á 190 (1), tr.3-9.
2) Nguyễn Đình Thuận (2016), “Quá trình xây dựng tính chính danh của các chính quyền quân sự Thái Lan”, Tạp chí Nghiên cứu Đông Nam Á 191 (2), tr.12-20.
3) Nguyễn Đình Thuận (2016), “Về những bất ổn của các chính đảng ở Thái Lan”, Tạp chí Đối ngoại 77 (3), tr.48-51.
>>>>> Xem bản thông tin tiếng Anh.
|