1. Họ và tên NCS : Nguyễn Quốc Dũng
2. Giới tính : Nam
3. Ngày sinh : 14-8-1979
4. Nơi sinh : Xã Tiên Phong, thị xã Phổ Yên, tỉnh Thái Nguyên
5. Quyết định công nhận nghiên cứu sinh số 2213/2011/QĐ-XHNV-SĐH ngày 21-11-2011 của Hiệu trưởng Trường Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn (ĐHQG Hà Nội).
6. Các thay đổi trong quá trình đào tạo : Không
7. Tên đề tài luận án : Quản lý và phát huy giá trị tài liệu Phông lưu trữ Chủ tịch Hồ Chí Minh.
8. Chuyên ngành : Lưu trữ
9. Mã số : 62.32.24.01
10. Cán bộ hướng dẫn khoa học : PGS Vương Đình Quyền
11. Tóm tắt các kết quả mới của luận án :
- Về lý luận : Luận án giới thiệu có hệ thống thành phần, nội dung, đặc điểm và giá trị tài liệu Phông lưu trữ Chủ tịch Hồ Chí Minh. Bổ sung lý luận về phông cá nhân nói chung và đặc biệt là Phông lưu trữ Chủ tịch Hồ Chí Minh nói riêng.
- Về thực tiễn : Luận án phân tích thực trạng và đề xuất giải pháp để các cơ quan chức năng đang lưu giữ tài liệu của Hồ Chí Minh tham khảo, vận dụng nhằm nâng cao hiệu quả công tác quản lý và phát huy giá trị tài liệu thuộc Phông lưu trữ Chủ tịch Hồ Chí Minh.
Góp phần nhỏ bé vào việc thực hiện các chỉ thị, nghị quyết của Đảng về việc học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh.
12. Khả năng ứng dụng trong thực tiễn (nếu có) :
- Luận án có thể tham khảo cho việc nghiên cứu những trường hợp hình thành phông cá nhân ở trong nước và nước ngoài tương tự như Hồ Chí Minh.
- Làm tài liệu chuyên khảo cho các cán bộ nghiên cứu, giảng dạy, học viên sau đại học, sinh viên đại học chuyên ngành lịch sử, Hồ Chí Minh học, đặc biệt là ngành lưu trữ học ở các trường đại học, cơ quan lưu trữ, viện nghiên cứu, bảo tàng có liên quan.
13. Những hướng nghiên cứu tiếp theo (nếu có):
Liên quan đến Phông lưu trữ Chủ tịch Hồ Chí Minh, có nhiều vấn đề cần tiếp tục được nghiên cứu thấu đáo như cách thức, biện pháp phát huy giá trị tài liệu; vị trí, vai trò của Phông lưu trữ Chủ tịch Hồ Chí Minh đối với công tác nghiên cứu, tổng kết lịch sử Đảng, lịch sử Nhà nước Việt Nam và đặc biệt là việc nghiên cứu về cuộc đời và sự nghiệp của Chủ tịch Hồ Chí Minh qua tài liệu lưu trữ để tìm ra những giá trị tư tưởng Hồ Chí Minh phục vụ sự nghiệp cách mạng. Đồng thời, cũng cần nghiên cứu các vấn đề khác như : nguồn sưu tầm, thu thập tài liệu của Hồ Chí Minh ở nước ngoài (kể cả ở Pháp, Trung Quốc, Anh, châu Mỹ, chây Phi); xác minh tên gọi, bút tích, bút danh, bí danh, mật danh; xác minh tính chân thực của tài liệu dưới góc độ của văn bản học, sử liệu học.v.v… trong quá trình sưu tầm, thu thập và tổ chức khoa học tài liệu của Người.
14. Các công trình đã công bố có liên quan đến luận án :
1. Nguyễn Quốc Dũng (2009), "Tìm hiểu việc quản lý, sưu tầm, thu thập tài liệu Phông lưu trữ Chủ tịch Hồ Chí Minh", Tạp chí Văn phòng cấp uỷ (24), tr 36-38.
2. Nguyễn Quốc Dũng (2010), "Về đặc điểm Phông lưu trữ Chủ tịch Hồ Chí Minh", Tạp chí Văn thư lưu trữ Việt Nam (10), tr. 11-13.
8. Nguyễn Quốc Dũng, đồng tác giả(2013), "Sưu tầm, lưu trữ và khai thác giá trị tài liệu của Chủ tịch Hồ Chí Minh và các đồng chí lãnh đạo Đảng Cộng sản Việt Nam", Tổ chức và phát huy giá trị tài liệu lưu trữ nhân dân, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội, tr. 351-361.
9. Nguyễn Quốc Dũng (2013), "Một số địa chỉ bảo quản tài liệu Phông lưu trữ Chủ tịch Hồ Chí Minh", Tạp chí Dấu ấn thời gian (1), tr. 18-21.
10. Nguyen Quoc Dzung (2014), "Managing, Collecting and Publicing the Archives of Ho Chi Minh President", Conference Personal Archives and Culture - An Interdisciplinary Approach, Rio de Janeiro, Brazil, 11-13th November 2014, http://www.casaruibarbosa.gov.br/arquivospessoais/index.htm (truy cập lần cuối hồi 22 giờ 28 phút ngày 14 tháng 01 năm 2016).
>>>>> Xem bản thông tin tiếng Anh.
|