1. Họ và tên nghiên cứu sinh: Nguyễn Thị Kim Bình
2. Giới tính: Nữ
3. Ngày sinh: 23/02/1969
4. Nơi sinh: Quảng Ngãi
5. Quyết định công nhận nghiên cứu sinh số 3202/QĐ-SĐH, ngày 08/11/2010 của Giám đốc Đại học Quốc gia Hà Nội
6. Các thay đổi trong quá trình đào tạo: Không
7. Tên đề tài luận án: Tổ chức và quản lý công tác lưu trữ của các Tập đoàn kinh tế Việt Nam
8. Chuyên ngành: Lưu trữ học
9. Mã số: 62.32.24.01
10. Cán bộ hướng dẫn khoa học: GS.TSKH. Nguyễn Văn Thâm; TS. Nguyễn Thị Liên Hương
11. Tóm tắt các kết quả mới của luận án:
- Luận án làm rõ những vấn đề về lý luận và thực tiễn tiễn hoạt động của các TĐKTNN từ khái niệm, lịch sử hình thành phát triển đến đặc điểm tổ chức, vị trí và vai trò của chúng đối với nền kinh tế quốc dân. Đồng thời, phân tích xu hướng hoàn thiện và phát triển các Tập đoàn này trong tương lai khi thực hiện tái cơ cấu kinh tế. Luận cũng làm rõ thành phần, nội dung, ý nghĩa và nêu bật tính đặc thù TLLT hình thành trong quá trình sản xuất kinh doanh của các tổ hợp doanh nghiệp này.
- Hệ thống lại cơ sở lý luận và cơ sở pháp lý công tác lưu trữ để thấy được những bất cập khi được vận dụng vào thực tiễn công tác lưu trữ của các TĐKTNN.
- Tổng kết thực tiễn tổ chức và quản lý công tác lưu trữ của một số TĐKTNN trong thời gian qua; phân tích các nguyên nhân của những bất cập trong tổ chức và quản lý công tác lưu trữ của các Tập đoàn hiện nay.
- Đề xuất các nguyên tắc và một số giải pháp để tổ chức và quản lý công tác lưu trữ phù hợp đặc điểm tổ chức, hoạt động, đặc thù tài liệu của các TĐKTNN hiện nay và xu hướng phát triển trong tương lai.
12. Khả năng ứng dụng trong thực tiễn:
- Luận án đánh giá một cách toàn diện thực tế công tác lưu trữ của các TĐKTNN. Qua đó có thể thấy được những điểm mạnh, những hạn chế để có hướng khắc phục, hoàn thiện từ các góc độ khác nhau của công tác lưu trữ của các TĐKTNN nói riêng, của ngành lưu trữ Việt Nam nói chung.
- Luận án có thể trở thành tài liệu tham khảo cho các Tập đoàn, các cơ quan chức năng, đặc biệt là Cục Văn thư và Lưu trữ Nhà nước trong việc tổ chức và quản lý công tác lưu trữ của các TĐKTNN nói riêng, ngành lưu trữ nói chung nhằm bảo quản an toàn, khai thác sử dụng có hiệu quả các giá trị, ý nghĩa tự thân của TLLT phục vụ cho hoạt động của doanh nghiệp và cho đất nước. Đồng thời, kết quả nghiên cứu này còn có thể được sử dụng làm tài liệu tham khảo phục vụ công tác giảng dạy, nghiên cứu cho các trường đại học có đào tạo chuyên ngành lưu trữ học; các lớp bồi dưỡng chuyên môn cho cán bộ của các cơ quan quản lý ngành và của các TĐKTNN.
13. Hướng nghiên cứu tiếp theo:
- Khối lượng, thành phần các loại hình tài liệu hình thành ở các đơn vị thành viên của từng TĐKTNN;
- Tác động của chỉnh lý khoa học tài liệu đến chất lượng hồ sơ lưu trữ tại các TĐKTNN;
- Tình hình khai thác sử dụng TLLT phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh của các TĐKTNN;
- Nghiên cứu xây dựng bảng kê thời hạn bảo quản hồ sơ, tài liệu khoa học kỹ thuật hình thành trong quá trình hoạt động của các TĐKTNN;
- Trình độ chuyên môn đáp ứng yêu cầu công việc của đội ngũ cán bộ lưu trữ của các TĐKTNN;
- Quản lý nhà nước công tác lưu trữ của các TĐKTNN đáp ứng với xu hướng đa dạng hóa hình thức sở hữu….
14. Các công trình đã công bố có liên quan đến luận án:
1. Nguyễn Thị Kim Bình (2004), “Một số biện pháp bước đầu nhằm thực hiện quản lý nhà nước đối với công tác lưu trữ của các doanh nghiệp”, Tạp chí Văn thư Lưu trữ Việt Nam (5), tr 131-134.
2. Nguyễn Thị Kim Bình (2008), “Những vấn đề cần xem xét trong quản lý công tác lưu trữ ở các Tập đoàn kinh tế Việt Nam”, Tạp chí Văn thư Lưu trữ Việt Nam (4), tr 5-8.
3. Nguyễn Thị Kim Bình (2009), Quản lý tài liệu lưu trữ khi chuyển đổi hình thức sở hữu doanh nghiệp thành viên ở đơn vị thành viên các Tập đoàn kinh tế nhà nước Việt Nam, Đề tài NCKH cấp cơ sở.
4. Nguyễn Thị Kim Bình (2010), “Giá trị tài liệu lưu trữ của doanh nghiệp phục vụ nghiên cứu sự phát triển kinh tế - xã hội ở Việt Nam thời kỳ đổi mới”, Kỷ yếu Hội thảo khoa học: Khai thác và phát huy giá trị của tài liệu lưu trữ trong nghiên cứu Khoa học Xã hội và Nhân Văn, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội, tr 141-155.
5. Nguyễn Thị Kim Bình (2009), “Cơ sở pháp lý của việc quản lý tài liệu khi chuyển đổi hình thức sở hữu doanh nghiệp thành viên ở đơn vị thành viên các Tập đoàn kinh tế nhà nước Việt Nam”, Tạp chí Văn thư Lưu trữ Việt Nam (6), tr 12-16.
6. Nguyễn Thị Kim Bình (2012), “Vấn đề quản lý tài liệu lưu trữ khi chuyển đổi hình thức sở hữu doanh nghiệp nhà nước”, Tạp chí Văn thư Lưu trữ Việt Nam (4), tr 5-9.
7. Nguyễn Thị Kim Bình (2013), “Giá trị của tài liệu hình thành trong hoạt động của doanh nghiệp tư nhân và giải pháp lưu trữ”, Kỷ yếu Hội thảo khoa học Quốc tế: Phát huy gía trị tài liệu lưu trữ nhân dân, NXB Đại học quốc gia Hà Nội, tr 373-396.
8. Nguyễn Thị Kim Bình (2014), “Đặc điểm tài liệu lưu trữ của các Tập đoàn kinh tế nhà nước Việt Nam”, Tạp chí Văn thư Lưu trữ Việt Nam (12), tr 5-10.
9. Nguyễn Thị Kim Bình (2015), “Quy định lưu trữ tài liệu doanh nghiệp trong Luật Doanh nghiệp 2005 và Luật Doanh nghiệp 2014”, Tạp chí Văn thư Lưu trữ Việt Nam (10), tr 10-16.
>>>>> Thông tin LATS bảntiếng Anh.
|