1. Họ và tên nghiên cứu sinh: NGUYỄN THỊ PHƯỢNG
2. Giới tính: Nữ
3. Ngày sinh: 02/09/1983
4. Nơi sinh: Hải Dương
5. Quyết định công nhận nghiên cứu sinh số 3202/QĐ-SĐH, ngày 08 tháng 11 năm 2010 của Giám đốc Đại học Quốc gia Hà Nội
6. Các hình thức thay đổi trong quá trình đào tạo: Không
7. Tên đề tài luận án: Nghiên cứu ngôn ngữ hội thoại trên lớp giữa giáo viên và giáo sinh (tỉnh Hải Dương)
8. Chuyên ngành: Lý luận ngôn ngữ
9. Mã số: 62.22.01.01
10. Cán bộ hướng dẫn khoa học: PGS.TS Nguyễn Chí Hòa
11. Tóm tắt các kết quả mới của luận án:
Luận án góp phần cụ thể hóa một số vấn đề của lí thuyết giao tiếp, cụ thể là những đặc điểm của giao tiếp dạy học, mô hình của quá trình giao tiếp dạy học.
Luận án góp phần chi tiết hóa một số vấn đề của lí thuyết hội thoại, đặc biệt là đặc điểm của một số đơn vị hội thoại như bước thoại, hành vi ngôn ngữ trong một loạt giao tiếp cụ thể - giao tiếp dạy học.
Luận án góp phần cung cấp một cái nhìn tương đối bao quát về năng lực giao tiếp. Việc nghiên cứu các khía cạnh của năng lực giao tiếp trong hội thoại dạy học góp phần chứng minh tính đúng đắn và hiệu quả của các nguyên tắc giao tiếp, các chiến lược giao tiếp.
Luận án góp thêm tiếng nói khẳng định cho một hướng đi mới của một chuyên ngành ngôn ngữ, đó là nghiên cứu hội thoại, nghiên cứu năng lực giao tiếp trong từng phạm vi giao tiếp cụ thể trong xã hội.
12. Khả năng ứng dụng trong thực tiễn:
Các kết quả nghiên cứu của luận án góp phần thiết thực cho việc điều chỉnh các chiến lược dạy và học, góp phần vào việc thúc đẩy sự thay đổi phương pháp dạy học ở bậc cao đẳng nói chung và tại trường Cao đẳng Hải Dương nói riêng.
Kết quả nghiên cứu của luận án góp phần giúp sinh viên sư phạm phát triển năng lực sử dụng ngôn ngữ trong những giao tiếp dạy học cụ thể để qua đó phát triển được năng lực kiến thức chuyên môn và năng lực tư duy.
13. Những hướng nghiên cứu tiếp theo:
Nghiên cứu năng lực giao tiếp của sinh viên trong các môi trường hội thoại khác.
14. Các công trình đã công bố có liên quan đến luận án:
1. Nguyễn Thị Phượng, Nguyễn Thành Trang (2011), “Một số ý kiến về phát triển văn hóa giao tiếp trong đào tạo giáo sinh tiểu học”, Kỷ yếu Hội thảo khoa học Văn hóa chất lượng trong trường đại học, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội, Hà Nội, tr. 234-249.
2. Nguyễn Thị Phượng (2013), “Một vài nhận xét về bước thoại và hành động nói của giáo sinh trên lớp học”, Kỷ yếu Hội thảo quốc tế Nghiên cứu và giảng dạy ngôn ngữ, văn hóa Việt Nam – Trung Quốc lần thứ 4, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội, Hà Nội, tr. 384-396.
3. Nguyễn Thị Phượng (2015), “Về năng lực ngôn ngữ xã hội của sinh viên sư phạm tiểu học”, Tạp chí Từ điển học và Bách khoa thư (3), tr. 113-116.
4. Nguyễn Thị Phượng (2015), “Một vài lỗi phát âm và cách rèn luyện cho sinh viên sư phạm tiểu học tại Hải Dương”, Tạp chí Ngôn ngữ & Đời sống (7), tr. 33-37.
5. Nguyễn Chí Hòa, Nguyễn Thị Phượng (2015), “Văn hóa như một tiêu chuẩn trong học tập tiếng Việt”, Kỷ yếu Hội thảo Ngữ học toàn quốc, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội, tr. 649-659.
>>>>> Bản thông tin tiếng Anh.
|