Sau đại học
Trang chủ   >  Tin tức  >   Thông báo  >   Sau đại học
Thông tin LATS của NCS Nguyễn Thị Hằng
Tên đề tài luận án: Những biến đổi văn hoá và tính cố kết cộng đồng hiện nay: nghiên cứu trường hợp dân tộc Mường tại tỉnh Hòa Bình.

1. Họ và tên nghiên cứu sinh: Nguyễn Thị Hằng

2. Giới tính: Nữ

3. Ngày sinh: 08/04/1982                                                           

4. Nơi sinh: Hòa Bình

5. Quyết định công nhận nghiên cứu sinh số: 1212/QĐ-SĐH ngày 28 tháng 12 năm 2009 của Giám đốc Đại học Quốc gia Hà Nội.

6. Các thay đổi trong quá trình đào tạo: Không

7. Tên đề tài luận án: Những biến đổi văn hoá và tính cố kết cộng đồng hiện nay: nghiên cứu trường hợp dân tộc Mường tại tỉnh Hòa Bình.

8. Chuyên ngành: Xã hội học                                        

9. Mã số: 62.31.30.01

10. Cán bộ hướng dẫn khoa học:                       GS.TS Đặng Cảnh Khanh

                                                                        PGS.TS Trịnh Văn Tùng

11. Tóm tắt kết quả mới của luận án:

Thứ nhất, nhìn nhận và nghiên cứu văn hoá dân tộc Mường như một hệ thống được cấu thành từ ba loại hình: VHVC, VHTT và VHXH. Trước đây, loại hình VHXH thường bị gộp chung vào với VHTT, thì nay tác giả đã mạnh dạn tách nó ra thành một lĩnh vực riêng, song hành cùng với VHTT và VHVC. Những biểu hiện cơ bản của VHXH được điều tra, khảo sát và trình bày trong luận án này là các khuôn mẫu ứng xử, các vai trò xã hội được thể hiện trong các mối quan hệ giữa con người với con người từ trong gia đình, dòng họ, đến các mối quan hệ làng bản và tổ chức cộng đồng của người Mường ở Hòa Bình.

Thứ hai, nghiên cứu văn hóa Mường trong chuyển đổi. Từ trước đến nay, đã có nhiều tác giả với những công trình nghiên cứu về người Mường và văn hóa Mường. Tuy nhiên, hầu hết các công trình này chỉ dừng lại ở việc mô tả các khuôn mẫu, các mô hình, các tình tiết của văn hóa Mường đã được định hình trong lịch sử, nghĩa là nghiên cứu văn hóa ở dạng tĩnh với việc tách rời từng yếu tố và trừu tượng hóa chúng để phân tích, chứ chưa có mấy ai đi sâu nghiên cứu văn hóa Mường ở các dạng thức sống động trong sự vận hành và biến đổi của nó. Trong nghiên cứu ngày, như tiêu đề luận án đã chỉ rõ, là nghiên cứu văn hóa Mường trong sự biến đổi. Vì vậy, người viết đã tập trung vào sự vận hành của văn hóa Mường trong thời kỳ Đổi mới với tất cả những biểu hiện khác nhau của nó (như giao lưu, tiếp xúc và tiếp biến văn hóa, cũng như những mâu thuẫn, xung đột nội tại của nó trong quá trình biến đổi). Nghĩa là luận án nghiên cứu văn hóa ở thể “động”, chứ không phải ở dạng “tĩnh” như nhiều công trình đã công bố.

Thứ ba, việc so sánh làm nổi bật sự khác biệt giữa các địa bàn nghiên cứu có thể xem xét như là một minh chứng thuyết phục cho lý thuyết về sự khuyếch tán văn hóa. Ở những vùng “ven”, nơi có sự giao lưu, tiếp xúc nhiều hơn với nền văn hoá ngoại vi, thì cũng là nơi sự tiếp biến văn hoá diễn ra mạnh mẽ hơn. Bổ sung vào đó, việc vận dụng cách tiếp cận liên ngành (dân tộc học, xã hội học, văn hoá học), để từ đó làm nổi bật được các chiều cạnh khác nhau của sự biến đổi từ truyền thống đến hiện đại cũng là một điểm mới của nghiên cứu này.

Sau cùng, và cũng là đóng góp quan trọng nhất của luận án – đó là nghiên cứu mối quan hệ tương hỗ giữa những biến đổi văn hóa được biểu hiện trên bề mặt (thể hiện qua văn hóa vật chất, văn hóa xã hội và văn hóa tinh thần) và nét văn hóa ẩn chìm ở bề sâu là tính cố kết cộng đồng, một thuộc tính tạo ra bản sắc văn hóa của người Mường Hòa Bình trong thời kỳ Đổi mới. Việc nghiên cứ mối quan hệ tương hỗ này đã cho thấy sự vận hành và biến đổi văn hóa của người Mường hiện nay không chỉ giúp cho người Mường hội nhập ngày càng sâu với các dân tộc khác ở Việt Nam cũng như trên thế giới, mà bản sắc văn hóa Mường cũng ngày càng được phát huy và phát triển.

12. Khả năng ứng dụng trong thực tiễn: Kết quả nghiên cứu của tác giả đã đưa ra một số gợi ý quan trọng về mặt chính sách nhằm bảo tồn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc Mường.

13. Những hướng nghiên cứu tiếp theo:

Nghiên cứu chuyên sâu về sự biến đổi của từng thành tố văn hóa và tính cố kết cộng đồng ẩn chứa trong đó.

14. Các công trình đã công bố có liên quan đến luận án:

- Nguyễn Thị Hằng (2015), “Văn hóa Tâm linh ở nơi cư trú của người Mường Hòa Bình”, Tạp chí Giáo dục Lý luận (227), tr. 75-78.

- Nguyễn Thị Hằng (2015), “Tổ chức đời sống xã hội của người Mường: từ truyền thống đến hiện đại”, Tạp chí Khoa học Trường Đại học sư phạm Hà Nội(5), tr.122-128.

>>>>> Xem thông tin tiếng Anh.

 Tân Lê - VNU - USSH
  In bài viết     Gửi cho bạn bè
  Từ khóa :
Thông tin liên quan
Trang: 1   | 2   | 3   | 4   | 5   | 6   | 7   | 8   | 9   | 10   | 11   | 12   | 13   | 14   | 15   | 16   | 17   | 18   | 19   | 20   | 21   | 22   | 23   | 24   | 25   | 26   | 27   | 28   | 29   | 30   | 31   | 32   | 33   | 34   | 35   | 36   | 37   | 38   | 39   | 40   | 41   | 42   | 43   | 44   | 45   | 46   | 47   | 48   | 49   | 50   | 51   | 52   | 53   | 54   | 55   | 56   | 57   | 58   | 59   | 60   | 61   | 62   | 63   | 64   | 65   | 66   | 67   | 68   | 69   | 70   | 71   | 72   | 73   | 74   | 75   | 76   | 77   | 78   | 79   | 80   | 81   | 82   | 83   | 84   | 85   | 86   | 87   | 88   | 89   | 90   | 91   | 92   | 93   | 94   | 95   | 96   | 97   |