Sau đại học
Trang chủ   >  Tin tức  >   Thông báo  >   Sau đại học
Thông tin LATS của NCS Trần Điệp Thành
Tên đề tài luận án: So sánh Thể chế Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Cộng hòa Pháp: nhà nước và đảng chính trị

1.      Họ và tên nghiên cứu sinh: TRẦN ĐIỆP THÀNH           

2.      Giới tính: Nam

3.     Ngày sinh: 03/09/1973                                                  

4. Nơi sinh: Nam Định

5.    Quyết định công nhận nghiên cứu sinh số 2213/2011/QĐ-XHNV-SĐH ngày 21/11/2011 của Hiệu trưởng trường Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội

6.    Các thay đổi trong quá trình đào tạo: Quyết định kéo dài thời gian học tập số 3203/QĐ-XHNV-SĐH ngày 31/12/2014 và Quyết định số 2129/QĐ-XHNV ngày 1/7/2016; Quyết định thay đổi tên đề tài số 2567/QĐ-XHNV ngày 12/8/2016, Quyết định bổ sung người hướng dẫn luận án số 2663/QĐ-XHNV  ngày 9/11/2015 của Hiệu trưởng trường Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội  .    

7.    Tên đề tài luận án: So sánh Thể chế Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Cộng hòa Pháp: nhà nước và đảng chính trị

8.     Chuyên ngành: Chính trị học,                                       

9. Mã số: 62.31.02.01

10.   Cán bộ hướng dẫn khoa học: 1. TS. Lưu Minh Văn; 2. PGS.TS. Phạm Thái Việt

11. Tóm tắt các kết quả mới của luận án: 

Thứ nhất, luận án rút ra những đặc điểm tương đồng và khác biệt cơ bản về cấu trúc tổ chức và chức năng hoạt động giữa hai thể chế chính trị. Thể chế chính trị CHXCHCN Việt Nam và CH Pháp có điểm giống nhau cùng thể hiện tư tưởng nhà nước pháp quyền trong tổ chức thể chế chính trị. Hai nhà nước thuộc hai châu lục Á-Âu đã cùng vận dụng, kế thừa, đổi mới và hoàn thiện mô hình cấu trúc tổ chức thể chế chính trị nhà nước pháp quyền. Mặc dù cùng là nhà nước pháp quyền nhưng Việt Nam và Pháp có mô hình cấu trúc tổ chức nhà nước khác nhau. Cộng hòa thứ Năm của Pháp là nhà nước pháp quyền theo mô hình thể chế cộng hòa bán tổng thống với cấu trúc hệ thống đa đảng chính trị và mô hình thể chế nhà nước theo hình tam giác đều, quyền lực nhà nước được tổ chức, phân chia theo học thuyết tam quyền phân lập. Khác với CH Pháp, thể chế chính trị của Việt Nam là Nhà nước Pháp quyền theo mô hình Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa, quyền lực thuộc về Nhân dân, Đảng Cộng sản Việt Nam là lực lượng lãnh đạo Nhà nước và xã hội.

Thứ hai, luận án phân tích về chức năng hoạt động của thể chế chính trị CHXHCN Việt Nam và của CH Pháp cho thấy cả hai cùng có điểm giống nhau là đều có các thể chế nhà nước thực hiện chức năng lập pháp, hành pháp và tư pháp nhưng nội dung và tính chất thực hiện các chức năng trong quá trình hoạch định chính sách công là khác nhau.

Thứ ba, qua so sánh những đặc điểm tĩnh và động về sự giống và khác nhau giữa thể chế chính trị CHXHCN Việt Nam và CH Pháp, luận án nêu ra những điểm thành công và hạn chế nhất định của mỗi thể chế.

Thứ tư, luận án chứng minh phương pháp nghiên cứu so sánh theo quan điểm cấu trúc chức năng đã vận dụng so sánh hiệu quả hai thể chế chính trị khác nhau để tìm ra những điểm tương đồng, khác biệt, những thành công và hạn chế của mỗi thể chế chính trị và phương hướng hoàn thiện. Kết quả nghiên cứu của luận án cũng góp phần củng cố thêm cho cách tiếp cận cấu trúc chức năng khi tiến hành nghiên cứu, đó là các cấu trúc giống nhau nhưng được tổ chức khác nhau ở mỗi thể chế chính trị và ngược lại.

Thể chế chính trị của CHXHCN Việt Nam và CH Pháp khác nhau là do cấu trúc tổ chức và chức năng hoạt động của Việt Nam theo nguyên tắc tập trung quyền lực, của CH Pháp là tam quyền phân lập. Nhưng cả hai cùng có điểm chung là đều vận dụng tư tưởng nhà nước pháp quyền cho cấu trúc tổ chức thể chế. Do vậy, luận án tập trung nêu một điểm kiến nghị khả thi, phù hợp về cấu trúc tổ chức đó là trong thời gian sắp tới, Đảng và Nhà nước có thể vận dụng thành lập cơ quan bảo hiến: Hội đồng Hiến pháp theo đặc điểm riêng của thể chế chính trị Việt Nam.      

12. Khả năng ứng dụng trong thực tiễn: Sử dụng cho hoạt động giảng dạy và nghiên cứu chuyên ngành chính trị học, quốc tế học, khu vực học trong Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội.

13. Những hướng nghiên cứu tiếp theo (nếu có): 

14. Các công trình đã công bố có liên quan đến luận án:

1.   Tran Diep Thanh (2012), “A comparative study of the Korean and Vietnamese Political Institutions”, The Journal of the Korean Policy Studies (ISSN 1598-7817), Vol 12 (December), pp. 697-703.

2.   Tran Diep Thanh (2013), “Today Vietnam’s Political Institutions and How to Reform”, Joint International Conference: A Comparative Study on the Government and Public Administration of East-Asian Countries, National Research Foundation of Korea and Daejin University, South Korea, pp. 77-90.

3.   Tran Diep Thanh, Kim Chong-Soo (2013), Studying the Presidency of Vietnam and France from a Comparative Perspective”, The Journal of the Korean Policy Studies (ISSN 1598-7817), Vol 13 (September), pp. 403-422.

4.   Tran Diep Thanh (2013), “Studying China and Vietnam from an Approach of Comparative Political Institutions”, International Conference on Comparative Socialist Developments: China and Vietnam, Department of Political Science, National Taiwan University, pp. 1-12.

5.   Trần Điệp Thành (2014), “Khái quát về mô hình cơ quan hành pháp trung ương của Cộng hòa Pháp và một số gợi mở kinh nghiệm cho Việt Nam”, Kỷ yếu hội thảo Kinh nghiệm tổ chức bộ máy nhà nước trung ương của Pháp, Đức, Thụy Điển và gợi mở cho Việt Nam, Viện Nghiên cứu Châu Âu, Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội Việt Nam, tr. 1-9.

>>>>> Xem bản thông tin tiếng Anh.

 Tân Lê - VNU - USSH
  In bài viết     Gửi cho bạn bè
  Từ khóa :
Thông tin liên quan
Trang: 1   | 2   | 3   | 4   | 5   | 6   | 7   | 8   | 9   | 10   | 11   | 12   | 13   | 14   | 15   | 16   | 17   | 18   | 19   | 20   | 21   | 22   | 23   | 24   | 25   | 26   | 27   | 28   | 29   | 30   | 31   | 32   | 33   | 34   | 35   | 36   | 37   | 38   | 39   | 40   | 41   | 42   | 43   | 44   | 45   | 46   | 47   | 48   | 49   | 50   | 51   | 52   | 53   | 54   | 55   | 56   | 57   | 58   | 59   | 60   | 61   | 62   | 63   | 64   | 65   | 66   | 67   | 68   | 69   | 70   | 71   | 72   | 73   | 74   | 75   | 76   | 77   | 78   | 79   | 80   | 81   | 82   | 83   | 84   | 85   | 86   | 87   | 88   | 89   | 90   | 91   | 92   | 93   | 94   | 95   | 96   | 97   |