1. Họ và tên nghiên cứu sinh: NGUYỄN THỊ DIỄM HẰNG
2. Giới tính: Nữ
3. Ngày sinh: 09/11/1975
4. Nơi sinh: Vĩnh Phúc
5. Quyết định công nhận nghiên cứu sinh của Giám đốc Đại học quốc gia Hà Nội số 3211/QĐ-SĐH ngày 08 tháng11 năm 2010
6. Các thay đổi trong quá trình đào tạo:
Điều chỉnh tên đề tài theo Quyết nghị của Hội đồng đánh giá cấp cơ sở luận án tiến sĩ ngày 03/6/2016 để phản ánh đầy đủ, chính xác hơn nội dung nghiên cứu của luận án. Tên luận án cũ là “Nghiên cứu tiềm năng phát triển công nghiệp tái chế chất thải rắn trên địa bàn Thành phố Hà Nội phục vụ phát triển bền vững Thủ đô” điều chỉnh thành “Nghiên cứu phát triển công nghiệp tái chế chất thải rắn trên địa bàn Thành phố Hà Nội phục vụ phát triển bền vững Thủ đô”.
7. Tên đề tài luận án: Nghiên cứu phát triển công nghiệp tái chế chất thải rắn trên địa bàn Thành phố Hà Nội phục vụ phát triển bền vững Thủ đô
8. Chuyên ngành: Môi trường trong phát triển bền vững
9. Mã số: Thí điểm
10. Cán bộ hướng dẫn khoa học: TS. Hoàng Văn Thắng; PGS.TS Nguyễn Thế Chinh
11. Tóm tắt các kết quả mới của luận án
- Góp phần bổ sung thêm các vấn đề lý luận và thực tiễn về công nghiệp tái chế chất thải rắn: khái niệm, vai trò, đặc điểm của công nghiệp tái chế chất thải rắn; các yêu cầu và điều kiện để phát triển công nghiệp tái chế chất thải rắn phục vụ phát triển bền vững;
- Đánh giá được hoạt động tái chế chất thải rắn ở Hà Nội thông qua đánh giá hệ thống chính sách quản lý chất thải rắn, nguồn nguyên liệu, hoạt động phân loại, công nghệ tái chế, thị trường… làm cơ sở cho đề xuất các giải pháp phát triển công nghiệp tái chế chất thải rắn phục vụ phát triển bền vững của Hà Nội
- Đánh giá được tiềm năng phát triển công nghiệp tái chế chất thải rắn của Hà Nội thông qua: dự báo nguồn nguyên liệu cho tái chế chất thải rắn trong tương lai, tác động của các chính sách, nhu cầu của thị trường sản phẩm… để khẳng định tính khả thi của việc phát triển công nghiệp tái chế chất thải rắn phục vụ mục tiêu phát triển bền vững.
- Đề xuất các giải pháp nhằm phát triển ngành công nghiệp tái chế chất thải rắn trên địa bàn Hà Nội trong thời gian tới, bao gồm: giải pháp về chính sách; giải pháp phát triển thị trường; giải pháp công nghệ; giải pháp truyền thông và giải pháp hợp tác phù hợp với Thành phố Hà Nội.
12. Khả năng ứng dụng trong thực tiễn: Các nội dung của luận án có thể là tài liệu tham khảo tốt cho việc hoạch định chính sách, triển khai các hoạt động phát triển công nghiệp tái chế chất thải rắn phục vụ phát triển bền vững ở Việt Nam nói chung và Hà Nội nói riêng.
13. Những hướng nghiên cứu tiếp theo:
Nghiên cứu, áp dụng phương pháp phân tích chi phí – lợi ích, sản xuất sạch hơn đối với việc tái chế từng loại chất thải. Từ các kết quả này sẽ có những kiến nghị cụ thể hơn cho Thành phố Hà Nội về quy mô đầu tư tái chế từng loại chất thải rắn để đảm bảo lợi ích phát triển bền vững.
14. Các công trình đã công bố có liên quan đến luận án:
1. Nguyễn Đức Khiển, Hồ Sỹ Nhiếp, Nguyễn Kim Hoàng và Nguyễn Thị Diễm Hằng (2012), Công nghệ xử lý, tái chế, tái sử dụng chất thải rắn, Nhà xuất bản Xây dựng, Hà Nội.
2. Nguyen Thi Diem Hang, Nguyen The Chinh and Hoang Van Thang (2013), “Behaviours of the Community Regarding Classification of Domestic Solid Waste at Source in Hanoi City”, VNU Journal of Earth and Environmental Sciences, Vol. 29 ( 3), pp. 46-55.
3. Nguyễn Thị Diễm Hằng và Hoàng Văn Thắng (2015), “Phát triển ngành công nghiệp tái chế chất thải rắn phục vụ phát triển bền vững ở Việt Nam”, Tạp chí Tài nguyên và Môi trường, 5 (211), tr 13-16.
4. Nguyễn Thị Diễm Hằng và Hoàng Văn Thắng (2015), “Đánh giá hệ thống chính sách thúc đẩy tái chế chất thải rắn phục vụ mục tiêu phát triển bền vững tại Việt Nam”, Hội thảo khoa học “Môi trường và phát triển bền vững trong bối cảnh biến đổi khí hậu”, Trung tâm Nghiên cứu Tài nguyên và Môi trường, Đại học Quốc gia Hà Nội, Hà Nội, tr 502-515.
>>>>> Xem bản thông tin tiếng Anh.
|