Sau đại học
Trang chủ   >  Tin tức  >   Thông báo  >   Sau đại học
Thông tin LATS của NCS Nguyễn Như Chính
Tên đề tài luận án: Định kiến về người chấp hành xong án phạt tù.

1. Họ và tên nghiên cứu sinh: Nguyễn Như Chính            

2. Giới tính: Nam

3. Ngày sinh: 12/03/1976                                                   

4. Nơi sinh: Hà Nội

5. Quyết định công nhận NCS số: 2798/2012/QĐ-XHNV-SĐH do Hiệu trưởng Trường Đại học Khoa học Xã hội và nhân văn- Đại học Quốc gia Hà Nội kí ngày 28 tháng 12 năm 2012.

6. Các thay đổi trong quá trình đào tạo:

Gia hạn thời gian học tập (7 tháng) theo quyết định số 113/QĐ-XHNV do Hiệu trưởng Trường Đại học Khoa học Xã hội và nhân văn- Đại học Quốc gia Hà Nội kí ngày 15 tháng 01 năm 2016.

7. Tên đề tài luận án: Định kiến về người chấp hành xong án phạt tù.

8. Chuyên ngành: Tâm lý học xã hội                                      

9. Mã số: 62 31 04 01

10. Cán bộ hướng dẫn khoa học:

Hướng dẫn 1: PGS.TS. Trương Thị Khánh Hà

Hướng dẫn 2: PGS.TS. Phan Thị Mai Hương

11. Tóm tắt các kết quả mới của luận án:

Luận án không những góp phần hệ thống hoá, cập nhật một số vấn đề lý luận có liên quan tới định kiến mà còn thiết kế khung lý thuyết và bộ công cụ đo lường định kiến đối với người chấp hành xong án phạt tù trên địa bàn thành phố Hà Nội.

Qua điều tra thực tiễn, luận án phát hiện một số mặt biểu hiện cụ thể của định kiến đối với người có tiền án, đó là: người chấp hành xong án phạt tù không phải là những người có tính cách tốt; người chấp hành xong án phạt tù là những người có tính cách xấu; người chấp hành xong án phạt tù không thể hoàn lương; người chấp hành xong án phạt tù không thể đảm đương các vai trò xã hội; người chấp hành xong án phạt tù là những người không có giá trị đối với xã hội. Đây là những yếu tố chưa được xác lập trong các nghiên cứu trước đây.

Kết quả nghiên cứu cũng chỉ ra rằng yếu tố Nhận định người chấp hành xong án phạt tù là mối đe doạ tác động mạnh nhất tới định kiến đối với người chấp hành xong án phạt tù so với hai yếu tố Hành vi của những người xung quanh và Phương tiện truyền thông. Định kiến đối với người chấp hành xong án phạt tù có mối tương quan chặt chẽ với mặt cảm xúc và xu hướng hành vi của người dân.

12. Khả năng ứng dụng trong thực tiễn:

Kết quả nghiên cứu của luận án là một trong những nguồn tài liệu tham khảo cho việc giảng dạy môn tâm lý học tội phạm và tâm lý học quản lý, giáo dục người phạm tội trong các nhà trường thuộc lực lượng Công an nhân dân hiện nay.

13. Những hướng nghiên cứu tiếp theo:

Nghiên cứu nhằm phát hiện thêm các kiểu định kiến khác đối với người đi tù về trong thực tiễn; khảo sát một số yếu tố đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì định kiến của xã hội đối với người đi tù về như: văn hoá, sự cố gắng của bản thân người đi tù về.

14. Các công trình đã công bố liên quan đến luận án:

1. Nguyễn Như Chính (2012), “Bàn về khái niệm định kiến xã hội”, Kỉ yếu Hội thảo "Đào tạo, nghiên cứu và ứng dụng tâm lý học trong bối cảnh hội nhập quốc tế", Khoa Tâm lý học - Trường Đại học KHXH và NV, NXB Đại học Quốc gia HN, tr. 620-626.

2. Nguyễn Như Chính (2016), “Một số yếu tố tác động đến định kiến của người dân Hà Nội đối với người chấp hành xong án phạt tù”, Tạp chí Giáo dục & Xã hội (61), tr. 84-88.

3. Nguyễn Như Chính (2016), “Điểm luận một số lý thuyết trong tâm lý học về định kiến xã hội”, Tạp chí Giáo dục & Xã hội (số đặc biệt), tr. 101-106.

4. Nguyễn Như Chính (2016), “Định kiến đối với người chấp hành xong án phạt tù”, Tạp chí Tâm lý học (10), tr. 76-88.

>>>>> Thông tin tiếng Anh.

 Tân Lê - VNU - USSH
  In bài viết     Gửi cho bạn bè
  Từ khóa :
Thông tin liên quan
Trang: 1   | 2   | 3   | 4   | 5   | 6   | 7   | 8   | 9   | 10   | 11   | 12   | 13   | 14   | 15   | 16   | 17   | 18   | 19   | 20   | 21   | 22   | 23   | 24   | 25   | 26   | 27   | 28   | 29   | 30   | 31   | 32   | 33   | 34   | 35   | 36   | 37   | 38   | 39   | 40   | 41   | 42   | 43   | 44   | 45   | 46   | 47   | 48   | 49   | 50   | 51   | 52   | 53   | 54   | 55   | 56   | 57   | 58   | 59   | 60   | 61   | 62   | 63   | 64   | 65   | 66   | 67   | 68   | 69   | 70   | 71   | 72   | 73   | 74   | 75   | 76   | 77   | 78   | 79   | 80   | 81   | 82   | 83   | 84   | 85   | 86   | 87   | 88   | 89   | 90   | 91   | 92   | 93   | 94   | 95   | 96   | 97   | 98   | 99   |