Sau đại học
Trang chủ   >  Tin tức  >   Thông báo  >   Sau đại học
Thông tin LATS của NCS Hoàng Thị Bảo Thoa
Tên đề tài luận án: Nghiên cứu những nhân tố tác động tới mối quan hệ giữa ý định và hành vi tiêu dùng xanh của người tiêu dùng Việt Nam

1. Họ và tên nghiên cứu sinh: Hoàng Thị Bảo Thoa

2. Giới tính: Nữ

3. Ngày sinh: 09/11/1979

4. Nơi sinh: Hưng Yên

5. Quyết định công nhận nghiên cứu sinh số: 1550/QĐ-ĐHKT ngày 05 tháng 08 năm 2013 của Hiệu trưởng Trường Đại học Kinh tế, Đại học Quốc gia Hà Nội

6. Các thay đổi trong quá trình đào tạo:

Điều chỉnh tên Đề tài luận án, theo quyết định số 378/QĐ-ĐHKT ngày 06 tháng 02 năm 2015 của Hiệu trưởng Trường Đại học Kinh tế, Đại học Quốc gia Hà Nội:

- Đề tài cũ: Nghiên cứu những nhân tố điều tiết mối quan hệ giữa ý định và hành vi tiêu dùng xanh của người tiêu dùng Việt Nam

- Đề tài mới: Nghiên cứu những nhân tố tác động tới mối quan hệ giữa ý định và hành vi tiêu dùng xanh của người tiêu dùng Việt Nam

7. Tên đề tài luận án: Nghiên cứu những nhân tố tác động tới mối quan hệ giữa ý định và hành vi tiêu dùng xanh của người tiêu dùng Việt Nam

8. Chuyên ngành: Quản trị kinh doanh              

9. Mã số: 62.34.05.01

10. Giáo viên hướng dẫn: PGS.TS Vũ Anh Dũng, TS. Phạm Thị Liên

11. Tên đơn vị đào tạo SĐH: Trường Đại học Kinh Tế - ĐHQGHN

11. Tóm tắt các kết quả mới của luận án:

Thúc đẩy tiêu dùng và sản xuất xanh là ưu tiên chính sách phát triển kinh tế bền vững. Nghiên cứu này đứng từ góc độ của người tiêu dùng để chỉ ra hai yếu tố điều kiện quan trọng có thể thúc đẩy mối quan hệ từ ý định tới hành vi tiêu dùng xanh. Đó là sự sẵn có của sản phẩm xanh và nhận thức về hiệu quả của hành tiêu dùng xanh. Áp dụng khung lý thuyết hành vi hợp lý của Ajzen và Fisbein, kết quả nghiên cứu dựa trên mẫu khảo sát của 468 người tiêu dùng ở hai thành phố lớn của Việt Nam cho thấy sự tồn tại của các mối quan hệ điều tiết như giả thuyết. Kết quả nghiên cứu vì vậy có những đóng góp về lý luận và thực tiễn về hành vi tiêu dùng nói chung và tiêu dùng xanh nói riêng.

5.1 Về mặt lý thuyết:

Về lý thuyết, kết quả nghiên cứu đóng góp vào hệ thống các nghiên cứu về khoảng cách giữa ý định và hành vi. Cụ thể, kết quả nghiên cứu này chỉ ra hai yếu tố điều kiện có thể thu hẹp khoảng cách từ ý định tới hành vi. Trong đó, nhận thức về tính hiệu quả của hành vi tiêu dùng xanh tác động tích cực đến mối quan hệ giữa ý định và hành vi tiêu dùng xanh (khi người tiêu dùng nhận thức hành vi tiêu dùng xanh của họ càng có hiệu quả, mối quan hệ thuận chiều giữa ý định và hành vi tiêu dùng xanh càng mạnh hơn và ngược lại); Mức độ không sẵn có của sản phẩm xanh làm yếu đi mối quan hệ giữa ý định và hành vi tiêu dùng xanh (khi sản phẩm xanh không sẵn có, mối quan hệ giữa ý định và hành vi tiêu dùng xanh yếu đi và ngược lại). Riêng với các nghiên cứu về hành vi tiêu dùng xanh, kết quả này phần nào giúp giải thích tại sao khoảng cách từ thái độ (qua ý định) đến hành vi tiêu dùng xanh thực tế của người tiêu dùng là tồn tại. Như vậy Luận án đã trả lời được các câu hỏi nghiên cứu quan trọng như: những nhân tố nào tác động tới mối quan hệ giữa ý định và hành vi tiêu dùng xanh của người tiêu dùng Việt Nam? Mức độ tác động của các nhân tố này tới mối quan hệ giữa ý định và hành vi tiêu dùng xanh Việt Nam?

- Luận án nêu được một số mô hình nghiên cứu từ tổng hợp các nghiên cứu có liên quan, xây dựng thang đo và kiểm định độ tin cậy của thang đo. Luận án cũng đã hệ thống hóa được cơ sở lý luận theo các vấn đề chính như: hệ thống hóa một số khái niệm liên quan đến tiêu dùng xanh, tổng quan được các mô hình và phương pháp liên quan,

- Kết quả Nghiên cứu bổ sung cho nguồn dữ liệu tham khảo về tiêu dùng xanh tại Việt Nam, kết quả khảo sát về tiêu dùng xanh ở một số thành phố lớn tại Việt Nam trong nghiên cứu này có thể là một nguồn dữ liệu tốt, có tính chất tham khảo và bổ sung, giúp các nhà hoạch định chính sách định hướng tốt hơn về tiêu dùng xanh

5.2 Về mặt thực tiễn:

Về thực tiễn, kết quả này có thể giúp các nhà hoạch định chính sách đưa ra các sách lược phù hợp để thúc đẩy hành vi tiêu dùng xanh. Cụ thể, hai yếu tố quan trọng cần thúc đẩy như được gợi ý từ nghiên cứu này là đẩy mạnh sự sẵn có của sản phẩm xanh thông qua các kênh bán hàng (ví dụ như thông qua sự tăng cường hiện diện, trưng bày, nhãn mác,…) và tăng cường nhận thức về khả năng đạt được mục tiêu của các cá nhân trong việc thực hiện hành vi tiêu dùng xanh (ví dụ như thông qua tuyên truyền về sự hiệu quả của tiêu dùng xanh trong việc nâng cao chất lượng môi trường sống, đảm bảo sản phẩm xanh là xanh thật hoặc có chất lượng như chứng nhận,…).

12. Khả năng ứng dụng trong thực tiễn:

Thúc đẩy tiêu dùng xanh có ý nghĩa quan trọng trong thực tiễn phát triển kinh tế bền vững. Luận án đã đề xuất được một số giải pháp hợp lý, dựa trên bằng chứng nghiên cứu nghiêm túc nhằm thúc đẩy hành vi tiêu dùng xanh thực tế. Các giải pháp nếu được thực thi có thể có hiệu quả thiết thực, giảm thiểu lãnh phí trong các chương trình chính sách kinh tế có liên quan. Luận án đã chỉ ra được các nhân tố tác động tích cực cũng như các nhân tố có thể cản trở mối quan hệ giữa ý định và hành vi tiêu dùng xanh từ đó đề xuất cho các các doanh nghiệp các công cụ để thúc đẩy mối quan hệ giữa ý định và hành vi tiêu dùng xanh, góp phần tạo ra môi trường thuận lợi để người tiêu dùng có hành vi thực tế thay vì chỉ có ý định hoặc có thái độ tốt với tiêu dùng xanh.

13. Những hướng nghiên cứu tiếp theo:

Từ nghiên cứu này, NCS đề xuất các hướng nghiên cứu tiếp theo như sau:

-          Nghiên cứu sâu hơn về chủ đề này và đưa thêm những nhân tố mới có thể tác động tới mối quan hệ giữa ý định và hành vi tiêu dùng xanh như: niềm tin đối với nhãn xanh

-          Phát triển các nghiên cứu về các nhân tố ảnh hưởng tới mối quan hệ giữa ý định và hành vi sản xuất sản phẩm xanh của các doanh nghiệp vừa và nhỏ Việt Nam

-          Nghiên cứu những nhân tố ảnh hưởng tới mối quan hệ giữa ý định và hành vi mua thực phẩm sạch của người phụ nữ Việt Nam/sinh viên/công chức…,

-          Nghiên cứu về các nhân tố ảnh hưởng tới mối quan hệ giữa ý định và hành vi mua thiết bị điện của nam giới ở Việt Nam,

-          Nghiên cứu sâu về các nhân tố tác động đến hành vi sử dụng túi nilon của người tiêu dùng Việt Nam.

14. Các công trình đã công bố có liên quan đến luận án:

  1. Xu hướng tiêu dùng xanh trên thế giới và hàm ý đối với Việt Nam, Tạp chí khoa học, Kinh tế và Kinh doanh, Tập 32, Số 1, 2016, trang 66
  2. Tình hình tiêu dùng thực phẩm xanh tại Việt Nam, Tạp chí Thông tin và dự báo Kinh tế - Xã hội, Số 124, Tháng 4 – 2016, trang 38
  3. Những nhân tố tác động tới mối quan hệ giữa ý định và hành vi tiêu dùng xanh, Tạp chí Khoa học Thương mại, Số 99, Tháng 11/2016, trang 21
  4. Tiêu dùng xanh: Các yếu tố thúc đẩy mối quan hệ từ ý định tới hành vi, Tạp chí Kinh tế&Phát triển, Số 233, tháng 11/2016, trang 121

>>>>> Xem bản tin tiếng Anh.

 Quốc Toản - VNU - UEB
  In bài viết     Gửi cho bạn bè
  Từ khóa :
Thông tin liên quan
Trang: 1   | 2   | 3   | 4   | 5   | 6   | 7   | 8   | 9   | 10   | 11   | 12   | 13   | 14   | 15   | 16   | 17   | 18   | 19   | 20   | 21   | 22   | 23   | 24   | 25   | 26   | 27   | 28   | 29   | 30   | 31   | 32   | 33   | 34   | 35   | 36   | 37   | 38   | 39   | 40   | 41   | 42   | 43   | 44   | 45   | 46   | 47   | 48   | 49   | 50   | 51   | 52   | 53   | 54   | 55   | 56   | 57   | 58   | 59   | 60   | 61   | 62   | 63   | 64   | 65   | 66   | 67   | 68   | 69   | 70   | 71   | 72   | 73   | 74   | 75   | 76   | 77   | 78   | 79   | 80   | 81   | 82   | 83   | 84   | 85   | 86   | 87   | 88   | 89   | 90   | 91   | 92   | 93   | 94   | 95   | 96   | 97   | 98   | 99   | 100   |