1. Họ và tên nghiên cứu sinh: Hà Thị Đan
2. Giới tính: Nữ
3. Ngày sinh: 12/08/1983
4. Nơi sinh: Nam Định
5. Quyết định công nhận nghiên cứu sinh số: 2999/2013/QĐ-XHNV-SĐH ngày 30/12/2013 của Hiệu trưởng trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn.
6. Các thay đổi trong quá trình đào tạo:
7. Tên đề tài luận án: Những biến thể Jataka trong truyện cổ dân gian Đông Nam Á
8. Chuyên ngành: Văn học nước ngoài
9. Mã số: 62 22 02 45
10. Cán bộ hướng dẫn khoa học: GS.TS. Nguyễn Đức Ninh
11. Tóm tắt các kết quả mới của luận án:
- Luận án đã bao quát được tình hình nghiên cứu các biến thể Jataka trong truyện cổ dân gian Đông Nam Á trong và ngoài nước.
- Luận án đã góp phần chỉ ra được các con đường dẫn đến các biến thể Jataka và các văn bản biến thể Jataka trong truyện cổ dân gian Đông Nam Á trên các cấp độ: cốt truyện, hình thức kể chuyện, kết cấu.
- Luận án đã khẳng định được nét riêng, độc đáo của các nước Myanmar, Campuchia và Lào trong quá trình tiếp biến văn học Ấn Độ.
12. Khả năng ứng dụng trong thực tiễn (nếu có):
Biên soạn tài liệu tham khảo cho sinh viên ngành Văn học và các nhà nghiên cứu tại các Viện nghiên cứu .
13. Những hướng nghiên cứu tiếp theo (nếu có):
- Nghiên cứu về những biến thể của Jataka tại một số nước khác ở Đông Nam Á ngoại trừ ba nước: Campuchia, Lào, Myanmar
- Nghiên cứu về ảnh hưởng của văn học Ấn Độ đối với văn học Đông Nam Á
14. Các công trình đã công bố có liên quan đến luận án (liệt kê các công trình theo thứ tự thời gian):
[1]. Hà Đan (2010), “Ảnh hưởng của văn hóa Ấn Độ đối với văn hóa Đông Nam Á”, Kỷ yếu Hội thảo Khoa học: Đông Nam Á trong thế giới phương Đông, Nxb Thế giới, Hà Nội, tr.47 - 56.
[2]. Hà Đan, (2013), “Ảnh hưởng của Jataka trong truyện kể dân gian Đông Nam Á”, Tạp chí Văn hóa nghệ thuật (06), tr. 69 - 73.
[3]. Hà Đan (2015), “Jataka Ấn Độ trong chuyện kể dân gian Myanmar”, Tạp chí Văn hóa nghệ thuật (10), tr. 101 -104.
[4]. Hà Đan (2016), “Những biến thể Jataka trong truyện kể dân gian Campuchia ở cấp độ cốt truyện”, Tạp chí Nghiên cứu Văn học (05), tr. 78 - 87.
|