1. Họ và tên nghiên cứu sinh: ĐỖ VIỆT HÀ
2. Giới tính: Nữ
3. Ngày sinh: 14/10/1983
4. Nơi sinh: Hà Giang
5. Quyết định công nhận nghiên cứu sinh số: 2999/2013/QĐ-XHNV-SĐH ngày 30/12/2013 của Hiệu trưởng Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn - Đại học Quốc gia Hà Nội.
6. Các thay đổi trong quá trình đào tạo: Quyết định về việc điều chỉnh tên đề tài luận án tiến sĩ, số 1563/QĐ-SĐH ngày 18/11/2014 của Hiệu trưởng Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn - Đại học Quốc gia Hà Nội và Quyết định về việc điều chỉnh tên đề tài luận án tiến sĩ, số 3629/QĐ-XHNV ngày 29 tháng 12 năm 2015 của Hiệu trưởng Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn - Đại học Quốc gia Hà Nội.
7. Tên đề tài luận án: “Tư tưởng Nho giáo của Nguyễn công Trứ và ý nghĩa của nó trong lịch sử tư tưởng Việt Nam”.
8. Chuyên ngành: Chủ nghĩa Duy vật biện chứng và Chủ nghĩa Duy vật lịch sử
9. Mã số: 62 22 03 02
10. Cán bộ hướng dẫn khoa học: PGS, TS. Lê Thị Lan
11. Tóm tắt các kết quả mới của luận án:
- Luận án đã làm rõ nội dung cơ bản của tư tưởng Nho giáo Nguyễn Công Trứ: Tư tưởng của Nguyễn Công Trứ về trời, người và mối quan hệ trời - đất - người; Tư tưởng của Nguyễn Công Trứ về đạo làm người; Tư tưởng tri và hành của Nguyễn Công Trứ
- Thấy được ý nghĩa của tư tưởng Nho giáo Nguyễn Công Trứ đối với thời đại của ông và đối với hiện nay
12. Khả năng ứng dụng trong thực tiễn: Luận án có thể làm tài liệu tham khảo trong giảng dậy về Nho giáo Việt Nam và lịch sử tư tưởng Việt Nam tại các trường Đại học và Cao đẳng.
13. Những hướng nghiên cứu tiếp theo: Tiếp tục tìm hiểu về tư tưởng Nho giáo dưới triều Nguyễn, lịch sử tư tưởng Việt Nam.
14. Các công trình đã công bố có liên quan đến luận án:
1. Đỗ Việt Hà (2015), “Tư duy sáng tạo về kinh tế của thanh niên Việt Nam hiện nay”, Tạp chí Dân Tộc (6/174), tr. 19 – 20.
2. Đỗ Việt Hà (2015), “Nguyễn Công Trứ tri và hành hợp nhất”, Tạp chí Văn hóa Nghệ thuật (8/374), tr. 105 – 108.
3. Đỗ Việt Hà (2015), “Pháp luật triều Nguyễn và một số giá trị cơ bản của nó”, Trang thông tin Tạp chí Dân chủ và Pháp luật (ngày 17/8).
4. Đỗ Việt Hà (2015), “Tư tưởng và hoạt động kinh tế của Nguyễn Công Trứ”, Tạp chí Mặt Trận (8/142), tr. 54 – 56.
5. Đỗ Việt Hà (2016), “Những giá trị cơ bản của sự nghiệp Nguyễn Công Trứ” Tạp chí Văn hóa Nghệ thuật (1/379), tr. 67 – 70.
|