Sau đại học
Trang chủ   >  Tin tức  >   Thông báo  >   Sau đại học
Thông tin LATS của NCS Nguyễn Minh Sơn
Tên đề tài luận án: Xác định nguồn và thành phần tài liệu nghe nhìn cần nộp vào các Trung tâm Lưu trữ quốc gia Việt Nam.

1.   Họ và tên nghiên cứu sinh: Nguyễn Minh Sơn            

2.   Giới tính: Nam

3.  Ngày sinh: 02-5-1957

4.  Nơi sinh: Xã Xuân Hải, huyện Nghi Xuân, tỉnh Hà Tĩnh

5.  Quyết định công nhận nghiên cứu sinh số 3202/QĐ-SĐH ngày 08 tháng 11 năm 2010 của Hiệu trưởng Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội.

6.  Các thay đổi trong quá trình đào tạo:

7.   Tên đề tài luận án: Xác định nguồn và thành phần tài liệu nghe nhìn cần nộp vào các Trung tâm Lưu trữ quốc gia Việt Nam.

8.   Chuyên ngành:  Lưu trữ học 

9.   Mã số:  62 32 24 01

10.  Cán bộ hướng dẫn khoa học: PGS.TS Đào Xuân Chúc

11. Tóm tắt các kết quả mới của luận án:

- Về thực tiễn: Luận án chỉ ra được những vướng mắc, chồng chéo trong một số văn bản của nhà nước khi qui định thẩm quyền quản lý tài liệu nghe nhìn. Luận án sẽ chỉ ra những ưu điểm, những tồn tại trong thành phần tài liệu nghe nhìn ở các cơ quan hiện nay. Luận án cũng đã nghiên cứu và đưa ra Danh mục các cơ quan là nguồn nộp lưu thường xuyên và không thường xuyên TLNN để cơ quan quản lý xem xét tham khảo. Luận án chỉ ra được những thành phần TLNN chủ yếu, quan trọng, có ý nghĩa lịch sử cần thu thập và nộp lưu vào các TTLTQG.

- Về lý luận:  Đóng góp quan trọng là đã nghiên cứu được cơ sở khoa học để xác định nguồn nộp lưu TLNN. Đó là xác định tiêu chuẩn các cơ quan đủ điều kiện và cần phải nộp lưu TLNN vào các TLTQG. Một phần lý luận quan trọng khác là đã nghiên cứu được các tiêu chuẩn và phương pháp xác định thành phần TLNN cần nộp lưu vào các TTLTQG; nghiên cứu, đưa ra định nghĩa một số khái niệm về TLNN.

Kết quả Luận án có thể làm tài liệu tham khảo cho các nhà quản lý để xây dựng các văn bản có liên quan tới việc quản lý công tác thu thập và hướng dẫn nghiệp vụ thu thập TLNN.

- Về một số kiến nghị:

+  Nhà nước cần sớm nghiên cứu, xây dựng, ban hành Danh mục cơ quan là nguồn nộp lưu tài liệu nghe nhìn vào các Trung tâm Lưu trữ quốc gia.

+ Cục Văn thư và Lưu trữ nhà nước sớm soạn thảo và ban hành Danh mục thành phần tài liệu nghe nhìn nộp vào các Trung tâm Lưu trữ quốc gia và các văn bản hướng dẫn chỉnh lý tài liệu nghe nhìn. Đây là cơ sở quan trọng để thực hiện xử lý nghiệp vụ đối với tài liệu nghe nhìn;

+ Cần thành lập riêng một Trung tâm Tài liệu nghe nhìn quốc gia để thu thập, bảo quản tài liệu nghe nhìn tránh bị phân tán, thất lạc và hủy hoại. Nhà nước cần quan tâm và đầu tư thích đáng để xây dựng cơ sở vật chất cho việc bảo quản tài liệu nghe nhìn ở các cơ quan lớn cũng như Trung tâm Lưu trữ tài liệu nghe nhìn;

+ Lưu trữ các bộ ngành cần có kế hoạch và kịp thời thu thập tài liệu nghe nhìn từ các phòng ban chuyên môn đã đến hạn nộp lưu; phối hợp chặt chẽ các Trung tâm Lưu trữ quốc gia để kịp thời lựa chọn tài liệu có giá trị để nộp lưu;

+  Đối với các cơ quan chuyên sản xuất tài liệu nghe nhìn , Nhà nước cần cấp kinh phí cho cơ quan đó hoặc cho các Trung tâm Lưu trữ quốc gia để sao lại một bộ tài liệu nhằm phục vụ cho hoạt động tuyên truyền thường xuyên của cơ quan đó và của Đảng, Nhà nước. Bộ tài liệu là bản gốc, bản chính sau khi đã số hóa cần giao nộp vào các Trung tâm Lưu trữ quốc gia theo thẩm quyền quản lý của các Trung tâm. Bên cạnh nộp lưu bản gốc, bản chính đã được số hóa, các cơ quan trên cần gửi danh mục TLNN có giá trị về các TTLTQG để quản lý. 

12. Khả năng ứng dụng trong thực tiễn

Kết quả Luận án có thể làm tài liệu tham khảo cho các nhà quản lý để xây dựng các văn bản có liên quan tới việc quản lý công tác thu thập và hướng dẫn nghiệp vụ thu thập TLNN ở Việt Nam.

13. Những hướng nghiên cứu tiếp theo ( nếu có):

14. Các công trình đã công bố có liên quan đến luận án:

-    Nguyễn Minh Sơn (1992), “Vài nét về khối tài liệu ảnh mới thu thập từ Quốc hội và Hội đồng Nhà nước Nước cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam”, Tạp chí Văn thư Lưu trữ (3), tr. 41 - 42. 

-    Nguyễn Minh Sơn (1992), “ Vài nét về khối tài liệu ghi âm bảo quản tại TTLTQG III” Tạp chí Lưu trữ Việt Nam (4),  tr. 26 - 29.                                    

-   Nguyễn Minh Sơn (Chủ nhiệm Đề tài), (2001), Khung Phân loại thống nhất thông tin tài liệu sau Cách mạng tháng Tám năm 1945, Đề tài khoa học cấp Bộ, nghiệm thu tháng 6 năm 2001.

-    Nguyễn Minh Sơn (2003), Tổ chức khoa học tài liệu ảnh tại Trung tâm Lưu trữ quốc gia III  – Thực trạng và giải pháp,  Luận văn Thạc sĩ, Tư liệu Khoa Lưu trữ học và Quản trị Văn phòng. Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn.

-    Nguyễn Minh Sơn (2007), Chủ nhiệm Đề tài, Nghiên cứu xác định nguồn và thành phần tài liệu nghe – nhìn nộp vào lưu trữ lịch sử, Mã số: 2004-98-05.

-    Nguyễn Minh Sơn (2016), “Cơ sở khoa học để xác định các nguồn tài liệu nghe nhìn nộp lưu vào các Trung tâm Lưu trữ quốc gia”, Tạp chí Văn thư Lưu trữ Việt Nam (4), tr. 34-41.

-    Nguyễn Minh Sơn (2016), “ Tiêu chuẩn nội dung tài liệu nghe nhìn cần nộp lưu vào các Trung tâm  Lưu trữ quốc gia”, Tạp chí Văn thư Lưu trữ Việt Nam (4), tr. 40- 46.

 Tân Lê - VNU - USSH
  In bài viết     Gửi cho bạn bè
  Từ khóa :
Thông tin liên quan
Trang: 1   | 2   | 3   | 4   | 5   | 6   | 7   | 8   | 9   | 10   | 11   | 12   | 13   | 14   | 15   | 16   | 17   | 18   | 19   | 20   | 21   | 22   | 23   | 24   | 25   | 26   | 27   | 28   | 29   | 30   | 31   | 32   | 33   | 34   | 35   | 36   | 37   | 38   | 39   | 40   | 41   | 42   | 43   | 44   | 45   | 46   | 47   | 48   | 49   | 50   | 51   | 52   | 53   | 54   | 55   | 56   | 57   | 58   | 59   | 60   | 61   | 62   | 63   | 64   | 65   | 66   | 67   | 68   | 69   | 70   | 71   | 72   | 73   | 74   | 75   | 76   | 77   | 78   | 79   | 80   | 81   | 82   | 83   | 84   | 85   | 86   | 87   | 88   | 89   | 90   | 91   | 92   | 93   | 94   | 95   | 96   | 97   | 98   | 99   | 100   | 101   | 102   | 103   | 104   | 105   | 106   | 107   | 108   | 109   | 110   |