1. Họ và tên nghiên cứu sinh: Nguyễn Tiến Dũng
2. Giới tính: Nam
3. Ngày sinh: 16/06/1985
4. Nơi sinh: Hà Nội
5. Quyết định công nhận nghiên cứu sinh: Quyết định số 140/QĐ-ĐNA ngày 28/09/2009 của Viện trưởng Viện Nghiên cứu Đông Nam Á và Công văn số 2849/ĐHQGHN-ĐT ngày 27/09/2011 của Giám đốc Đại học Quốc gia Hà Nội cho phép tiếp nhận nghiên cứu sinh tiếp tục chương trình học tập tại Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn.
6. Các thay đổi trong quá trình đào tạo: Quyết định số 342ª/QĐ-SĐH ngày 20/03/2012 của Hiệu trưởng Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn về việc thay đổi đề tài luận án tiến sĩ và Quyết định số 3670/QĐ-XHNV ngày 04/11/2016 của Hiệu trưởng Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn về việc điều chỉnh tên đề tài luận án tiến sĩ.
7. Tên đề tài luận án: Ý thức về chủ quyền và lợi ích quốc gia của một số nhà cải cách ở khu vực Đông Á nửa cuối thế kỷ XIX – đầu thế kỷ XX
8. Chuyên ngành: Lịch sử Thế giới Mã số: 62. 22. 03. 11
9. Cán bộ hướng dẫn khoa học: GS.TS. Nguyễn Văn Kim
10. Tóm tắt các kết quả mới của luận án:
Luận án là công trình nghiên cứu đầu tiên từ góc độ Việt Nam về ý thức chủ quyền và lợi ích quốc gia của một số nhà cải cách ở khu vực Đông Á nửa cuối thế kỷ XIX – đầu thế kỷ XX. Qua phân tích, nghiên cứu so sánh ý thức của các nhà cải cách tiêu biểu ở Đông Á là Fukuzawa Yukichi, Mongkut, Lý Hồng Chương và Nguyễn Trường Tộ với các nhà cải cách cùng thời cũng như các nhà cải cách thế hệ tiếp sau, luận án không chỉ tập trung phân tích, làm rõ những nguyên nhân, động lực dẫn đến sự hình thành ý thức về chủ quyền và lợi ích quốc gia của các nhà cải cách Đông Á mà còn chỉ ra những tác nhân nội sinh và ngoại sinh dẫn đến những biến chuyển ấy, vai trò và những tác động trở lại của tư tưởng, ý thức đến cuộc đấu tranh bảo vệ chủ quyền và lợi ích quốc gia của các nước Đông Á những năm cuối thế kỷ XIX - đầu thế kỷ XX.
Hệ quả có thể thấy được là, trong khi Nhật Bản bảo vệ thành công chủ quyền và nền độc lập dân tộc, Thái Lan giữ được chủ quyền căn bản, thì Trung Quốc trở thành quốc gia nửa thuộc địa, nửa phong kiến còn Việt Nam trở thành quốc gia thuộc địa, nửa phong kiến.
Từ kết quả đạt được trong quá trình nghiên cứu về chủ quyền và lợi ích quốc gia của một số nhà cải cách ở khu vực Đông Á nửa cuối thế kỷ XIX - đầu thế kỷ XX, luận án muốn đưa ra một số kiến giải về những vấn đề mà Việt Nam và các quốc gia trong khu vực đã và đang phải đối diện hiện nay.
11. Khả năng ứng dụng trong thực tiễn:
Luận án có thể dùng làm tài liệu tham khảo phục vụ công tác nghiên cứu, đào tạo đại học, sau đại học của các chuyên ngành Lịch sử Thế giới, Quan hệ quốc tế, Lịch sử tư tưởng, Chính trị học, Văn hóa chính trị, Đông phương học v.v..
12. Những hướng nghiên cứu tiếp theo:
Hiện nay, chủ quyền và lợi ích quốc gia trong ý thức của các nhà cải cách chưa được nhiều học giả, nhà nghiên cứu ở Việt Nam quan tâm khảo cứu. Chính vì vậy, đề tài “Ý thức về chủ quyền và lợi ích quốc gia của một số nhà cải cách ở khu vực Đông Á nửa cuối thế kỷ XIX – đầu thế kỷ XX” cần được nghiên cứu thêm, cả trên lĩnh vực lý luận và thực tiễn. Rất nhiều vấn đề hoặc hướng phát triển đề tài có thể mở ra trên cơ sở những kết quả nghiên cứu của luận án như:
- Tiếp tục nghiên cứu và làm rõ hơn nữa những vấn đề về văn hóa, kinh tế, chính trị, xã hội… của các quốc gia Đông Á thời Cận đại.
- Tiếp tục đi sâu nghiên cứu lý thuyết về về chủ quyền và lợi ích quốc gia, đồng thời phân tích mối liên hệ của quan điểm, lý thuyết này đối với quá trình nhận thức cũng như công cuộc bảo vệ chủ quyền và lợi ích quốc gia ở các quốc gia Đông Á thời kỳ Cận đại.
- Cùng với cách tiếp cận sử học, chủ đề tiếp tục được nghiên cứu cụ thể hơn nữa dưới góc độ chính trị học, quan hệ quốc tế, văn hóa chính trị… nhằm đưa ra những biện luận xác thực về quá trình vận động và biến đổi trong cách thức nhìn nhận đối với vấn đề chủ quyền, lợi ích quốc gia cũng như chủ nghĩa dân tộc ở khu vực Đông Á từ thời Cận đại đến nay.
13. Các công trình đã công bố có liên quan đến luận án:
- Nguyễn Tiến Dũng (2016), “Nhìn lại quá trình tiếp nhận văn minh phương Tây ở Siam (Thailand) dưới thời vua Mongkut (1851-1868): Một số bài học kinh nghiệm cho Việt Nam”, Kỷ yếu Hội thảo Khoa học Quốc tế: Văn hóa và ngôn ngữ các dân tộc trong sự giao thoa giữa các quốc gia Đông Nam Á, NXB Đại học Thái Nguyên, Thái Nguyên, tr. 114-123.
- Nguyễn Tiến Dũng (2016), “Nhìn lại ứng đối của chính quyền Siam với thực dân Pháp dưới thời vua Mongkut (1851-1868)”, Tạp chí Nghiên cứu Đông Nam Á (6), tr. 49-55.
- Nguyễn Tiến Dũng (2016), “Ứng đối của chính quyền Siam với thực dân Anh dưới thời vua Mongkut (1851-1868)”, Tạp chí Nghiên cứu Lịch sử (3), tr. 51-65.
- Nguyễn Tiến Dũng (2016), “Nhìn lại sự kiện khai mở rào cản thương mại Anh-Siam năm 1855”, Tạp chí Nghiên cứu Đông Nam Á (3), tr. 17-26.
- Nguyen Tien Dung (2013), “The Consciousness of National Sovereignty and Interests of Prominent Thai Reformers in the Second Half of the Nineteenth Century: A Comparison with Vietnam”, 2nd ENITS Scholarship Research Presentation 2013, Institute of Thai Studies, Chulalongkorn University, Bangkok, Thailand, August15th.
- Nguyen Tien Dung (2013), “The Consciousness of National Sovereignty and Interests of Prominent Vietnamese Reformists in the Second Half of the Nineteenth Century”, The 8th Asian Graduate Forum on Southeast Asian Studies, Asia Research Institute, National University of Singapore, Singapore, July 24th -26th.
|