Sau đại học
Trang chủ   >  Tin tức  >   Thông báo  >   Sau đại học
Thông tin LATS của NCS Hà Mạnh Hùng
Tên đề tài luận án: Quản lý chất lượng trong các trung tâm giáo dục quốc phòng và an ninh theo tiếp cận AUN-QA.

1. Họ và tên nghiên cứu sinh: Hà Mạnh Hùng                             

2. Giới tính: Nam

3. Ngày sinh: 04/02/1970                                                               

4. Nơi sinh: Hà Nội

5. Quyết định công nhận nghiên cứu sinh số: 560/QĐ-ĐT ngày 21 tháng 11 năm 2011 của Hiệu trưởng trường Đại học Giáo dục, Đại học Quốc gia Hà Nội.

6. Các thay đổi trong quá trình đào tạo:

 - Trả nghiên cứu sinh về cơ quan công tác theo Quyết định số 2042/QĐ-ĐT ngày 29 tháng 12 năm 2016 của Hiệu trưởng trường Đại học Giáo dục, Đại học Quốc gia Hà Nội.

   - Được phép tiếp tục trở lại bảo vệ luận án theo Quyết định số  34/QĐ-ĐT ngày 10 tháng 1 năm 2017 của Hiệu trưởng trường Đại học Giáo dục, Đại học Quốc gia Hà Nội.

  - Được phép chỉnh sửa tên đề tài luận án thành: “Quản lý chất lượng trong các trung tâm giáo dục quốc phòng và an ninh theo tiếp cận AUN-QA” theo Quyết định số    131/QĐ-ĐT ngày 07 tháng 2 năm 2017 của Hiệu trưởng trường Đại học Giáo dục, Đại học Quốc gia Hà Nội.

7. Tên đề tài luận án: Quản lý chất lượng trong các trung tâm giáo dục quốc phòng và an ninh theo tiếp cận AUN-QA.

8. Chuyên ngành: Quản lý giáo dục                                  

9. Mã số: 62 14 01 14

10. Cán bộ hướng dẫn khoa học: GS.TS Văn Kha

11. Tóm tắt các kết quả mới của luận án:

11.1. Về lý luận

- Luận án góp phần khái quát và bổ sung nghiên cứu về QLCL trong các Trung tâm GDQP&AN phù hợp với chương trình đào tạo GDQP&AN dùng cho sinh viên khối không chuyên ngành GDQP&AN trình độ ĐH, CĐ, loại hình đào tạo chính quy. Cụ thể:

- Phát triển các khái niệm về QL, CL, QLCL, QLCL đào tạo, trung tâm GDQP&AN.

- Làm rõ nội dung QLCL trong các Trung tâm GDQP&AN theo tiếp cận mô hình AUN-QA.

- Xây dựng hệ thống các điều kiện để QLCL trong các Trung tâm GDQP&AN theo tiếp cận mô hình AUN-QA.

- Xây dựng các quy trình, thủ tục, vận hành QLCL Trung tâm GDQP&AN theo tiếp cận mô hình AUN-QA.

11.2. Về thực tiễn

- Đánh giá thực trạng công tác QLCL trong các Trung tâm GDQP&AN.

- Chỉ ra những hạn chế, tìm hiểu nguyên nhân hạn chế hoạt động QLCL trong các Trung tâm GDQP&AN.

- Kiến nghị, đề xuất những giải pháp đồng bộ nhằm nâng cao hiệu quả QLCL trong các Trung tâm GDQP&AN theo tiếp cận mô hình AUN-QA trong thời gian tới.

- Tổ chức kiểm nghiệm thành công các giải pháp quản lý chất lượng đáp ứng mục tiêu đào tạo trong các Trung tâm Giáo dục quốc phòng và an ninh.

Kết quả nghiên cứu sẽ là nguồn tư liệu hữu ích đối với các nhà quản lý các Trung tâm GDQP&AN, áp dụng thực tiễn quản lý chất lượng nhằm phát triển bền vững Trung tâm GDQP&AN trong thời gian tới.

12. Khả năng ứng dụng trong thực tiễn:

Kết quả nghiên cứu của luận án có thể ứng dụng ở các Trung tâm Giáo dục Quốc phòng và an ninh ở Việt Nam. Hiện nay, công tác quản lý chất lượng ở các Trung tâm GDQP&AN chưa được coi trọng chất lượng còn hạn chế ở nhiều mặt. Các giải pháp đều có thể thực hiện và đem lại kết quả khả quan ở tất cả các Trung tâm Giáo dục Quốc phòng và an ninh.

13. Các công trình đã công bố có liên quan đến luận án:

1. Hà Mạnh Hùng (2006) Thành viên: “Nâng cao chất l­ượng, hiệu quả công tác Giáo dục quốc phòng cho học sinh, sinh viên giai đoạn hiện nay”, Đề tài KH&CN cấp Bộ Giáo dục và Đào tạo, mã số: B.2004-41-43.

2. Hà Mạnh Hùng (2011) Quản lý đội ngũ giảng viên Giáo dục quốc phòng - an ninh góp phần nâng cao chất l­ượng ở Trung tâm Giáo dục quốc phòng Hà Nội 2, Tạp chí Khoa học, Trường ĐHSP Hà Nội 2, tháng 6/2011 (15), tr.103 - 109.

3. Hà Mạnh Hùng (2011) Một số giải pháp nâng cao chất l­ượng giảng viên Giáo dục quốc phòng - an ninh ở Trung tâm Giáo dục quốc phòng Hà Nội 2, Tạp chí Giáo dục,  Bộ Giáo dục và Đào tạo, tháng 7/2011 (266), kỳ 2, tr.54 - 56.

4. Hà Mạnh Hùng (2015) “Nâng cao chất lượng đào tạo Giáo dục quốc phòng và an ninh ở Trung tâm Giáo dục quốc phòng Hà Nội 2, Tạp chí Giáo dục, Bộ Giáo dục và Đào tạo, tháng 8/2015 (364), kỳ 2, tr.56 - 59.

5. Hà Mạnh Hùng (2016) “Cơ sở lý luận về quản lý chất lượng đào tạo”, Tạp chí Giáo dục,  Bộ Giáo dục và Đào tạo, tháng 7/2016 (385), kỳ 1, tr.1 - 3.

 

 Lê Thủy - VNU - UED
  In bài viết     Gửi cho bạn bè
  Từ khóa :
Thông tin liên quan
Trang: 1   | 2   | 3   | 4   | 5   | 6   | 7   | 8   | 9   | 10   | 11   | 12   | 13   | 14   | 15   | 16   | 17   | 18   | 19   | 20   | 21   | 22   | 23   | 24   | 25   | 26   | 27   | 28   | 29   | 30   | 31   | 32   | 33   | 34   | 35   | 36   | 37   | 38   | 39   | 40   | 41   | 42   | 43   | 44   | 45   | 46   | 47   | 48   | 49   | 50   | 51   | 52   | 53   | 54   | 55   | 56   | 57   | 58   | 59   | 60   | 61   | 62   | 63   | 64   | 65   | 66   | 67   | 68   | 69   | 70   | 71   | 72   | 73   | 74   | 75   | 76   | 77   | 78   | 79   | 80   | 81   | 82   | 83   | 84   | 85   | 86   | 87   | 88   | 89   | 90   | 91   | 92   | 93   | 94   | 95   | 96   | 97   | 98   | 99   | 100   | 101   | 102   | 103   | 104   | 105   | 106   | 107   | 108   | 109   | 110   | 111   | 112   | 113   | 114   |