Sau đại học
Trang chủ   >  Tin tức  >   Thông báo  >   Sau đại học
Thông tin LATS của NCS Trương Quang Lâm
Tên đề tài luận án: Định hướng giáo dục giá trị cho trẻ em trong gia đình.

1. Họ và tên nghiên cứu sinh: Trương Quang Lâm          

2. Giới tính: Nam

3. Ngày sinh: 02/03/1986                                      

4. Nơi sinh: Hà Nội

5. Quyết định công nhận NCS số: 2999/2013/QĐ-XHNV-SĐH do Hiệu trưởng Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn – Đại học Quốc gia Hà Nội kí ngày 30 tháng 12 năm 2013.

6. Các thay đổi trong quá trình đào tạo: Không

7. Tên đề tài luận án: Định hướng giáo dục giá trị cho trẻ em trong gia đình.

8. Chuyên ngành: Tâm lý học                                

9. Mã số: 62 31 04 01

10. Cán bộ hướng dẫn khoa học:

1. PGS.TS. Trương Thị Khánh Hà

2. PGS.TS. Lê Văn Hảo

11. Tóm tắt các kết quả mới của luận án:

Trên cơ sở tổng quan các công trình khoa học trong nước và trên thế giới, luận án đã xây dựng hệ thống khái niệm công cụ như: Định hướng; Giá trị; Giáo dục giá trị; Định hướng giáo dục giá trị cho trẻ em trong gia đình.

Luận án đã chỉ ra cha mẹ hướng tới nhiều nhất là mục tiêu con trở thành người truyền thống, tuân thủ và an toàn, và ít hướng tới nhất là mẫu người quyền lực, quyền uy và thành đạt.

Khảo sát bảng trắc nghiệm giá trị của Schwartz về 19 nhóm giá trị đại diện, kết quả cho thấy, các giá trị mà cha mẹ lựa chọn nhiều nhất để giáo dục con là an toàn cá nhân, công bằng, bình đẳng; quan tâm chăm sóc bảo vệ thiên nhiên. Trong khi đó, các giá trị mà cha mẹ ít lựa chọn nhất là kích thích, quyền lực chi phối con người, quyền lực kiểm soát vật chất.

Để con có được các giá trị như mục tiêu như đã đề ra, cha mẹ lựa chọn nhiều nhất là phương pháp làm gương, nêu gương, khen thưởng, phân tích giải thích tổ chức hoạt động trải nghiệm; phương pháp giáo dục mà cha mẹ ít lựa chọn nhất để giáo dục con là trừng phạt.

Kết quả cũng chỉ ra rằng, định hướng giá trị của cha mẹ là yếu có ảnh hưởng mạnh nhất đến việc định hướng giáo dục giá trị cho trẻ em trong gia đình.

12. Khả năng ứng dụng trong thực tiễn:

Kết quả nghiên cứu của luận án là một trong những nguồn tài liệu tham khảo cho việc giảng dạy môn Tâm lý học gia đình, Tâm lý học giáo dục, Tâm lý học phát triển, đồng thời là tài liệu tham khảo hữu ích cho các bậc phụ huynh, giáo viên, các nhà quản lý trong công tác định hướng giáo dục nhân cách cho trẻ em và thanh thiếu niên hiện nay.

13. Những hướng nghiên cứu tiếp theo:

Nghiên cứu mở rộng trên một số địa bàn như miền núi, vùng ven đô. Nghiên cứu đối sánh nhằm chỉ ra những tương đồng và khác biệt đặc trưng trong định hướng giáo dục giá trị của cha mẹ ở các vùng miền: thành thị, nông thôn, miền núi và vùng ven đô.

14. Các công trình đã công bố liên quan đến luận án:

1. Trương Quang Lâm (2015), “Sự hình thành giá trị ở trẻ em”, Tạp chí Tâm lý học (8), tr.92 – 99.

2. Trương Quang Lâm (2016), “Việc đặt mục tiêu và lựa chọn giá trị cho con của cha mẹ ở huyện Mê Linh, Hà Nội”, Tạp chí Tâm lý học (8), tr.80 – 92.

3. Trương Quang Lâm (2016), “Đánh giá của con về phương pháp giáo dục giá trị của cha mẹ”, Tạp chí Tâm lý học (11), tr.79 – 88.

4. Trương Quang Lâm (2016), “Giáo dục giá trị cho trẻ em - những tương đồng và khác biệt giữa giá trị cha mẹ giáo dục và giá trị trẻ em hướng tới”, Tạp chí Khoa học Xã hội và Nhân văn (6), tr.646 – 656.

 Tân Lê - VNU - USSH
  In bài viết     Gửi cho bạn bè
  Từ khóa :
Thông tin liên quan
Trang: 1   | 2   | 3   | 4   | 5   | 6   | 7   | 8   | 9   | 10   | 11   | 12   | 13   | 14   | 15   | 16   | 17   | 18   | 19   | 20   | 21   | 22   | 23   | 24   | 25   | 26   | 27   | 28   | 29   | 30   | 31   | 32   | 33   | 34   | 35   | 36   | 37   | 38   | 39   | 40   | 41   | 42   | 43   | 44   | 45   | 46   | 47   | 48   | 49   | 50   | 51   | 52   | 53   | 54   | 55   | 56   | 57   | 58   | 59   | 60   | 61   | 62   | 63   | 64   | 65   | 66   | 67   | 68   | 69   | 70   | 71   | 72   | 73   | 74   | 75   | 76   | 77   | 78   | 79   | 80   | 81   | 82   | 83   | 84   | 85   | 86   | 87   | 88   | 89   | 90   | 91   | 92   | 93   | 94   | 95   | 96   | 97   | 98   | 99   | 100   | 101   | 102   | 103   | 104   | 105   | 106   | 107   | 108   | 109   | 110   | 111   | 112   | 113   | 114   | 115   |