1. Họ và tên Nghiên cứu sinh: Nguyễn Thị Bình
2. Giới tính: Nữ
3. Ngày sinh: 17-09-1982
4. Nơi sinh: Thành phố Nam Định
5. Quyết định công nhận nghiên cứu sinh số: 2999/2013/QĐ-XHNV- SĐH, ngày 30 tháng 12 năm 2013
6. Các thay đổi trong quá trình đào tạo:
- Ngày 10 tháng 02 năm 2014, Trường Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn thuộc Đại học Quốc gia Hà Nội đã ký quyết định số 137/QĐ-SĐH, công nhận tên đề tài luận án Tiến sĩ cho tôi là: Các nguồn sử liệu về đất đai Hà Nội thời Pháp thuộc (1888-1945).
- Ngày 22 tháng 12 năm 2014, Trường Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn thuộc Đại học Quốc gia Hà Nội đã ký quyết định số 3058/QĐ-SĐH, về việc điều chỉnh tên đề tài luận án Tiến sĩ cho tôi là: Các nguồn sử liệu về chính sách quản lý đất đai đô thị Hà Nội giai đoạn 1888-1945.
- Ngày 28 tháng 02 năm 2017, Trường Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn thuộc Đại học Quốc gia Hà Nội đã ký quyết định số 386/QĐ-XHNV về việc điều chỉnh tên đề tài luận án Tiến sĩ cho tôi là: Nguồn sử liệu tiếng Pháp về chính sách quản lý đất đai đô thị Hà Nội giai đoạn 1888-1945.
7. Tên đề tài luận án: Nguồn sử liệu tiếng Pháp về chính sách quản lý đất đai đô thị Hà Nội giai đoạn 1888-1945
8. Chuyên ngành: Lịch sử sử học và Sử liệu học
9. Mã số: 62 22 03 16
10. Cán bộ hướng dẫn khoa học: PGS.TS. Phan Phương Thảo
PGS.TS. Nguyễn Thừa Hỷ
11. Tóm tắt các kết quả mới của luận án:
a. Xác định được các đặc trưng cơ bản của Nguồn sử liệu tiếng Pháp, đặc biệt là Nguồn sử liệu từ trung tâm lưu trữ về chính sách quản lý đất đai đô thị Hà Nội của chính quyền thực dân Pháp:
- Đặc điểm nổi bật đầu tiên của Nguồn sử liệu này chính là sự đa dạng về loại hình văn bản.
- Đặc điểm thứ hai là tính chất phân cấp đối với các văn bản quy phạm pháp luật.
- Đặc điểm thứ ba là độ tin cậy cao của Nguồn sử liệu tiếng Pháp về chính sách quản lý đất đai đô thị Hà Nội thời Pháp thuộc.
- Đặc điểm thứ tư là sự phong phú về thông tin của Nguồn sử liệu tiếng Pháp về chính sách quản lý đất đai đô thị Hà Nội thời Pháp thuộc.
- Đặc điểm thứ năm là tính chất đa chiều của thông tin thể hiện trong Nguồn sử liệu tiếng Pháp về chính sách quản lý đất đai đô thị Hà Nội thời Pháp thuộc.
b. Tái hiện: hệ thống chính quyền thuộc địa từ trung ương đến địa phương, những cơ quan liên quan đến vai trò quản lý đất đai đô thị Hà Nội trong thời kì thuộc địa đến các chính sách quản lý đất đai đô thị: chính sách chuyển đổi sở hữu đất đai, chính sách quản lý thị trường bất động sản đô thị Hà Nội, chính sách quản lý đất đai bằng sổ điền thổ, chính sách mở rộng quy hoạch đô thị và tác động của chính sách tới biến đổi đô thị Hà Nội.
12. Khả năng ứng dụng trong thực tiễn (nếu có): Ứng dụng trong việc nghiên cứu, giảng dạy và học tập môn Lịch sử Đô thị Việt Nam thời cận đại. Đồng thời giúp cho các nhà hoạch định chính sách rút ra những kinh nghiệm cho việc xây dựng và quản lý đất đai đô thị, trong đó có thủ đô Hà Nội hiện nay.
13. Những hướng nghiên cứu tiếp theo: Quản lý đô thị Việt Nam thời cận đại, Kinh tế đô thị Việt Nam thời cận đại....
14. Các công trình đã công bố có liên quan đến luận án:
1. Phan Phương Thảo, Nguyễn Thị Bình (2013), “Về các nguồn tài liệu địa chính Hà Nội cuối thế kỷ XIX, nửa đầu thế kỷ XX”, in trong: Phan Phương Thảo (cb), Khu phố Cổ ở Hà Nội nửa đầu thế kỷ XX qua tư liệu địa chính, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội, tr.95-116.
2. Nguyễn Thị Bình (2013), “Khu phố cổ Hà Nội dưới tác động của người Pháp giai đoạn 1888-1945”, in trong: Phan Phương Thảo (cb), Khu phố Cổ ở Hà Nội nửa đầu thế kỷ XX qua tư liệu địa chính, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội, tr.149-234.
3. Nguyễn Thị Bình (2014), “Đôi nét về hoạt động quy hoạch và sử dụng đất công của người Pháp trong khu vực phố cổ Hà Nội cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX”, Nghiên cứu Lịch sử T.VII (349), tr. 31-41.
4. Nguyễn Thị Bình (2015), “Tìm hiểu khái niệm và địa giới “Khu phố Âu/Khu phố Tây” ở đô thị Hà Nội giai đoạn 1884-1945”, Nghiên cứu Lịch sử T.X (474), tr.21-29.
5. Phan Phương Thảo, Nguyễn Thị Bình (2017), “Tài liệu địa chính Hà Nội thời Pháp thuộc: Sưu tập và Giá trị tư liệu”, in trong: Phan Phương Thảo (cb), Khu phố Tây ở Hà Nội nửa đầu thế kỷ XX qua tư liệu địa chính, NXB Hà Nội, Hà Nội, tr.13-32.
6. Phan Phương Thảo, Nguyễn Thị Bình (2017), “Nhận diện “Khu phố Tây”/“Khu phố Âu” ở Hà Nội thời Pháp thuộc: Khái niệm và địa giới”, in trong: Phan Phương Thảo (cb), Khu phố Tây ở Hà Nội nửa đầu thế kỷ XX qua tư liệu địa chính, NXB Hà Nội, Hà Nội, tr.33-54.
7. Nguyễn Thị Bình (2017), “Công trình kiến trúc công của người Pháp trong khu vực phố Tây/phố Âu ở Hà Nội (1874-1945)”, in trong: Phan Phương Thảo (cb), Khu phố Tây ở Hà Nội nửa đầu thế kỷ XX qua tư liệu địa chính, NXB Hà Nội, Hà Nội, tr.339-369.
|