1. Họ và tên nghiên cứu sinh: Phạm Anh Hùng
2.Giới tính: Nam
3. Ngày sinh: 01/06/1982
4. Nơi sinh: Hà Tĩnh
5. Quyết định công nhận nghiên cứu sinh: Quyết định số 2048/QĐ-SĐH của Đại học Quốc gia Hà Nội ngày 09/07/2010 về việc công nhận nghiên cứu sinh năm 2010.
6. Các thay đổi trong quá trình đào tạo: Quyết định số 3632/QĐ-SĐH ngày 26 tháng 10 năm 2011 của Hiệu trưởng Trường ĐH Khoa học Tự nhiên về việc điều chỉnh tên đề tài luận án tiến sỹ.
7. Tên đề tài luận án: Nghiên cứu sử dụng diatomite tự nhiên và tro bay để hấp phụ Cd và Pb trong đất và nước ô nhiễm
8. Chuyên ngành: Môi trường đất và nước
9. Mã số: 62440303
10. Cán bộ hướng dẫn khoa học:
Hướng dẫn chính: PGS.TSKH. Nguyễn Xuân Hải
Hướng dẫn phụ: TS. Nguyễn Xuân Thành
11. Tóm tắt các kết quả mới của luận án:
- Đã nghiên cứu quy trình biến tính điatomit Hòa Lộc (D-HL) và tro bay Nhà máy Nhiệt điện Phả Lại (T-PL) tạo thành sản phẩm có khả năng hấp phụ cao để sử dụng trong xử lý ô nhiễm KLN Cd và Pb.
- Đã khảo sát khả năng hấp phụ kim loại nặng (Cd, Pb) trong mẫu đất ô nhiễm tự nhiên tại làng nghề tái chế thôn Đông Mai, xã Chỉ Đạo, Văn Lâm, Hưng Yên và với nước được gây ô nhiễm nhân tạo Cd và Pb của vật liệu điatomite và tro bay trước và sau biến tính.
12. Khả năng ứng dụng thực tiễn:
- Xây dựng được quy trình đơn giản, dễ thực hiện ở điều kiện nước ta để biến tính tạo vật liệu có khả năng hấp phụ cao từ diatomite và tro bay.
- Sản phẩm biến tính cho khả năng hấp phụ cao, được thử nghiệm khả năng hấp phụ KLN (Cd và Pb) đối với đất và nước ô nhiễm với lượng vật liệu sử dụng khác nhau đã mở ra hướng mới trong xử lý ô nhiễm KLN (Cd và Pb) trong môi trường đất và nước.
13. Các hướng nghiên cứu tiếp theo:
1. Tiến hành nghiên cứu trên quy mô pilot ứng dụng D-HL và T-PL xử lý đất đồng ruộng, nước hồ bị ô nhiễm tiến đến có thể xử lý một số ruộng nhỏ, hồ nhỏ để thử nghiệm khả năng nhân rộng mô hình nhằm xử lý ô nhiễm KLN trong môi trường đất, nước ô nhiễm.
2. Tiến hành thử nghiệm thêm khả năng loại bỏ các chất ô nhiễm khác như KLN khác, khả năng cải tạo đất, xử lý nước thải giàu hợp chất nitơ, phốt pho,...để có thể áp dụng trên các lĩnh vực có triển vọng như xử lý ô nhiễm vùng sản xuất nông nghiệp, xử lý phú dưỡng các hồ trong khu đô thị, các hồ, đầm nuôi cá, đầm nuôi tôm, hải sản nước mặn.
14. Các công trình công bố liên quan đến luận án:
1. Nguyễn Xuân Hải, Nguyễn Ngọc Minh, Kireycheva L.V., Phạm Anh Hùng, Phan Đông Pha, Vũ Thị Hồng Hà, Dương Khánh Vân (2011), “Nghiên cứu tổng hợp zeolit từ điatomit làm vật liệu hấp phụ kim loại nặng (Pb và Cd)”, Tạp chí Khoa học tự nhiên và công nghệ, Đại học quốc gia Hà Nội, tập 27, số 3, tr. 171-178.
2. Nguyễn Xuân Hải, Nguyễn Ngọc Minh, Phạm Anh Hùng, Vũ Thị Hồng Hà, Dương Khánh Vân (2011), “Ảnh hưởng của điều kiện môi trường đến tính chất hấp phụ của zeolit tổng hợp từ điatomit”, Tạp chí Khoa học Đất, số 38, tr. 43-47.
3. Pham Anh Hung, Hai Nguyen Xuan Hai (2013), “Synthesis of Zeolite from natural điatomit Bao Loc district, Lam Dong province of Vietnam and its application for removal of heavy metals (Pb and Cd)”, ARPN Journal of Agricultural and Biological Science. Vol. 8, No. 8,p. 599-604.
4. Pham Anh Hung, Nguyen Xuan Hai (2014), “Mineral composition and properties of modified flyash”, ARPN Journal of Agricultural and Biological Science, Vol. 9, No. 2, p. 51-54.
|