1. Họ và tên nghiên cứu sinh: Lê Xuân Thái
2. Giới tính: Nam
3. Ngày sinh: 15 – 02 – 1982
4. Nơi sinh: Thái Nguyên
5. Quyết định công nhận nghiên cứu sinh: Quyết định số 3201/QĐ-SĐH ngày 08/11/2010 của Giám đốc Đại học Quốc gia Hà Nội
6. Các thay đổi trong quá trình đào tạo: Quyết định số 3340/QĐ-SĐH ngày 6/10/2011 của Trường Đại học Khoa học Tự nhiên - Đại học Quốc gia Hà Nội về việc điều chỉnh cán bộ hướng dẫn luận án tiến sĩ.
7. Tên đề tài luận án: Xây dựng cơ sở khoa học môi trường cho định hướng quy hoạch cây xanh trên một số tuyến quốc lộ vùng đồng bằng sông Hồng.
8. Chuyên ngành: Môi trường đất và nước
9. Mã số: 62440303
10. Cán bộ hướng dẫn khoa học: Hướng dẫn chính: PGS.TS. Trần Văn Thụy
Hướng dẫn phụ: GS.TS. Lê Văn Khoa
11. Tóm tắt các kết quả mới của luận án:
- Nghiên cứu tổng quan về quy hoạch cây xanh đường bộ trên thế giới và Việt Nam;
- Đánh giá hiện trạng quy hoạch cây xanh cho một số tuyến QL trọng điểm vùng ĐBSH;
- Phân tích, đánh giá các thông số môi trường đất – nước – không khí trên các tuyến QL làm cơ sở cho lựa chọn các loài cây trồng phù hợp trên quan điểm đất nào cây ấy làm cơ sở khoa học cho định hướng quy hoạch cây xanh cho các tuyến QL vùng ĐBSH.
- Quy hoạch cây xanh trên một số tuyến QL vùng ĐBSH theo các tiêu chí sinh thái môi trường – an toàn giao thông và kinh tế - xã hội, (nghiên cứu trường hợp: quy hoạch cây xanh cho quốc lộ 2 và đường Võ Văn Kiệt).
12. Khả năng ứng dụng thực tiễn:
Xác định được vai trò và ý nghĩa quan trọng của cây xanh đối với phát triển giao thông, an toàn xã hội và bảo vệ môi trường trên các tuyến đường QL vùng ĐBSH.
Góp phần vào quá trình bảo vệ và tôn tạo cảnh quan đường bộ trong quá trình quy hoạch, thiết kế, xây dựng và nâng cấp sửa chữa các tuyến đường QL. Đề xuất cơ sở khoa học môi trường để nghiên cứu điều chỉnh một số chỉ tiêu trong quy chuẩn xây dựng, tiêu chuẩn thiết kế về cây xanh của các tuyến QL vùng ĐBSH, có ý nghĩa thực tiễn để áp dụng cho công tác nghiên cứu lập, thẩm định quy hoạch xây dựng và quản lý cây xanh các tuyến đường QL của ĐBSH trong thời gian tới; ứng dụng để xây dựng quy chế quy hoạch cây xanh các tuyến QL khác.
13. Các hướng nghiên cứu tiếp theo:
Nghiên cứu cho nhiều đối tượng đường (cao tốc, quốc lộ, tỉnh lộ, đô thị, ...) ở nhiều vùng khác nhau (7 vùng sinh thái, qua đồng bằng, qua miền núi, qua vùng biển, cao nguyên, qua vùng ngập úng, triều cường, ....).
Kết hợp thực nghiệm và trong phòng thí nghiệm để lựa chọn được nhiều loài cây xanh hơn nữa có chức năng sinh thái môi trường và đảm bảo yêu cầu an toàn giao thông đường bộ cũng như mỹ quan của tuyến đường.
14. Các công trình công bố liên quan đến luận án:
[1] Thuy, T.V. Thai, L.X (2012), “Actual status of trees along some national highways in Red River dalta area and suggestions for rational utilization”, Proceedings International Conference Environmental and Spatial Planning in Vietnam Challenges, Strategies and Instruments, p.76-80.
[2] Lê Xuân Thái, Trần Văn Thụy (2014), “Thực trạng cây xanh tại một số tuyến quốc lộ phía bắc vùng đồng bằng sông Hồng và đề xuất một số hướng quy hoạch phát triển bền vững”, Tạp chí Khoa học Đại học Quốc gia Hà Nội: Khoa học Tự nhiên và Công nghệ, 30(4S), tr.165-171
[3] Lê Xuân Thái, Trần Văn Thụy (2015), “Nghiên cứu phát triển và quản lý cây xanh trên các tuyến giao thông đường bộ vùng đồng bằng bắc bộ”, Tạp chí Khoa học Đại học Quốc gia Hà Nội: Khoa học Tự nhiên và Công nghệ, 31(2S), tr. 233-240.
[4] Lê Xuân Thái, Lê Văn Khoa (2015), “Quy hoạch cây xanh cho các tuyến đường bộ hướng tới phát triển đô thị xanh bền vững”, Tạp chí Môi trường, số 9/2015, tr.51-53
[5] Lê Xuân Thái (2016), “Khả năng chống chịu bão của cây xanh đô thị Hà Nội – Đề xuất một số giải pháp”, Tạp chí Môi trường, số 8/2016, tr.47-48
[6] Lê Xuân Thái, Trần Văn Thụy (2016), “Xây dựng một số giải pháp quy hoạch cây xanh trên đường quốc lộ vùng đồng bằng sông Hồng”, Tạp chí Khoa học Đại học Quốc gia Hà Nội: Khoa học Tự nhiên và Công nghệ, 32(Số 1S), tr. 315-320
[7] Lê Xuân Thái (2016), “Vai trò của hệ thống cây xanh trên một số tuyến quốc lộ vùng đồng bằng sông Hồng và đề xuất giải pháp”, Tạp chí Địa lý Nhân văn, 4(15), tr. 40-47.
|