Sau đại học
Trang chủ   >  Tin tức  >   Thông báo  >   Sau đại học
Thông tin LATS của NCS Nguyễn Hùng Cường
Tên đề tài luận án: “Giải quyết tranh chấp về thềm lục địa trong pháp luật quốc tế”

1. Họ và tên nghiên cứu sinh: Nguyễn Hùng Cường                  

2.Giới tính: Nam

3. Ngày sinh:     23//12/1984                                                                  

4. Nơi sinh: Hà Nội

5. Quyết định công nhận  nghiên cứu sinh: số 2535/QĐ-ĐT ngày31/7/2012 của Giám đốc Đại học Quốc gia Hà Nội           

6. Các thay đổi trong quá trình đào tạo:  Không

7. Tên đề tài luận án: “Giải quyết tranh chấp về thềm lục địa trong pháp luật quốc tế”

8. Chuyên ngành: Luật Quốc tế                                     

9. Mã số: 62 38 01 08

10. Cán bộ hướng dẫn khoa học: PGS.TS. Đoàn Năng

11. Tóm tắt các kết quả mới của luận án:

- Luận án là công trình khoa học đầu tiên nghiên cứu tổng thể, sâu sắc và toàn diện những vấn đề lý luận về giải quyết tranh chấp thềm lục địa; cơ sở pháp lý của việc giải quyết các tranh chấp về thềm lục địa, đặc biệt là UNCLOS và các phán quyết của các thiết chế tài phán quốc tế; nguyên tắc và biện pháp giải quyết các tranh chấp thềm lục địa trong pháp luật quốc tế, đặc biệt là đánh giá ưu nhược điểm của các biện pháp này.

- Luận án là công trình đầu tiên đưa ra và đánh giá các biện pháp mới để giải quyết tranh chấp về thềm lục địa ngoài các biện pháp ngoại giao và các biện pháp tài phán.

- Luận án là công trình đầu tiên đánh giá toàn diện thực tiễn giải quyết tranh chấp về thềm lục địa.

- Luận án là công trình đầu tiên đưa ra những giải pháp, kiến nghị để hoàn thiện pháp luật quốc tế về giải quyết tranh chấp thềm lục địa.

- Luận án là công trình đầu tiên phân loại các tranh chấp tại Biển Đông trong mối liên hệ với các tranh chấp về thềm lục địa; sự tác động của bối cảnh chính trị, ngoại giao và đặc biệt là tham vọng, chiến lược, chiến thuật của Trung Quốc đối với việc giải quyết các tranh chấp về thềm lục địa của Việt Nam.

- Luận án là công trình đầu tiên đưa ra các giải pháp tổng thể để giải quyết tranh chấp về thềm lục địa giữa Việt Nam và các nước.

- Luận án là công trình đầu tiên đưa ra các giải pháp cụ thể để giải quyết từng loại tranh chấp về thềm lục địa giữa Việt Nam và các nước.

12. Khả năng ứng dụng thực tiễn: Những kết quả nghiên cứu của luận án có ý nghĩa ứng dựng trực tiếp trong hoạt động giải quyết tranh chấp thềm lục địa tại Việt Nam. Kết quả nghiên cứu của luận án có thể được sử dụng làm tài liệu tham khảo hữu ích cho các cơ quan nhà nước, các nhà hoạch định chính sách, các nhà quản lý trong công tác xây dựng, thực thi chính sách pháp luật biển và quản lý biển cũng như cho các tổ chức nghiên cứu, các cơ sở đào tạo trong công tác nghiên cứu, giảng dạy luật quốc tế và luật biển.

 

13. Các hướng nghiên cứu tiếp theo:

Nghiên cứu quy trình, trình tự thủ tục giải quyết các tranh chấp về thềm lục địa; chiến lược, chiến thuật của các nước trong khu vực Biển Đông trong giải quyết các tranh chấp về thềm lục địa; tiếp tục nghiên cứu các giải pháp tổng thể cũng như các giải pháp cụ thể để giải quyết tranh chấp thềm lục địa giữa Việt Nam và các nước.

14. Các công trình công bố liên quan đến luận án:

[1] Nguyễn Bá Diến, Nguyễn Hùng Cường (2012), Thềm lục địa trong pháp luật quốc tế (Sách chuyên khảo), NXB Thông tin và Truyền thông.

[2]        Nguyễn Bá Diến, Nguyễn Hùng Cường (2012), “Công ước của Liên hợp quốc về Luật biển năm 1982 với cơ chế giải quyết tranh chấp trên biển”, Tạp chí Luật học, (12).

[3]        Nguyễn Bá Diến, Nguyễn Hùng Cường (2013), “Công ước Luật biển năm 1982 của Liên hợp quốc với cơ chế giải quyết tranh chấp trên biển”, Tạp chí Khoa học/Luật học, tập 29 (01).

[4]        Nguyễn Hùng Cường (2010), “Các khía cạnh pháp lý quốc tế về việc xác định ranh giới ngoài của thềm lục địa”, Tạp chí Khoa học - Luật học, tập 26 (2).

[5]        Nguyễn Hùng Cường (2014), “Nguyên tắc công bằng trong phân định thềm lục địa và các vùng biển theo Luật Quốc tế hiện đại”, Tạp chí Khoa học - Luật học, tập 30 (4).

[6]        Nguyễn Hùng Cường (2013), “Tổng quan pháp luật quốc tế và pháp luật Việt Nam về quản lý, bảo vệ tài nguyên biển” trong Nguyễn Bá Diến, Nguyễn Trường Giang (chủ biên), Tài liệu tham khảo phục vụ công tác tập huấn tuyên truyền về biển, đảo, NXB Thông tin và Truyền thông.

[7] Nguyễn Hùng Cường (chủ nhiệm) (2012-2013), Phân định thềm lục địa Việt Nam dưới góc độ pháp luật quốc tế, Đề tài cấp Khoa Luật - Đại học Quốc gia Hà Nội.

 Thu Thủy - Ban Đào tạo, ĐHQGHN
  In bài viết     Gửi cho bạn bè
  Từ khóa :
Thông tin liên quan
Trang: 1   | 2   | 3   | 4   | 5   | 6   | 7   | 8   | 9   | 10   | 11   | 12   | 13   | 14   | 15   | 16   | 17   | 18   | 19   | 20   | 21   | 22   | 23   | 24   | 25   | 26   | 27   | 28   | 29   | 30   | 31   | 32   | 33   | 34   | 35   | 36   | 37   | 38   | 39   | 40   | 41   | 42   | 43   | 44   | 45   | 46   | 47   | 48   | 49   | 50   | 51   | 52   | 53   | 54   | 55   | 56   | 57   | 58   | 59   | 60   | 61   | 62   | 63   | 64   | 65   | 66   | 67   | 68   | 69   | 70   | 71   | 72   | 73   | 74   | 75   | 76   | 77   | 78   | 79   | 80   | 81   | 82   | 83   | 84   | 85   | 86   | 87   | 88   | 89   | 90   | 91   | 92   | 93   | 94   | 95   | 96   | 97   | 98   | 99   | 100   | 101   | 102   | 103   | 104   | 105   | 106   | 107   | 108   | 109   | 110   | 111   | 112   | 113   | 114   | 115   | 116   |