1. Họ và tên nghiên cứu sinh: Quản Thị Ngọc Thảo
2. Giới tính: Nữ
3. Ngày sinh: 25/09/1980
4. Nơi sinh: Hòa Bình
5. Quyết định công nhận nghiên cứu sinh số: 4150/QĐ-SĐH, ngày 15 tháng 7 năm 2008 của Giám đốc Đại học Quốc gia Hà Nội
6. Các thay đổi trong quá trình đào tạo: Trả về địa phương theo Quyết định số 5504/QĐ – ĐHQGHN ngày 29/12/2014 của Giám đốc Đại học Quốc gia Hà Nội.
7. Tên đề tài luận án: “Nguyên tắc Thẩm phán và Hội thẩm xét xử độc lập và chỉ tuân theo pháp luật”
8. Chuyên ngành: Luật hình sự và tố tụng hình sự
9. Mã số: 62 38 01 04
10. Cán bộ hướng dẫn khoa học:
PGS.TS. Nguyễn Ngọc Chí
PGS.TS. Nguyễn Tất Viễn
11. Tóm tắt các kết quả mới của luận án:
Từ góc độ lý luận luật tố tụng hình sự (TTHS), luận án đã:
+ Làm rõ khái niệm, nguồn gốc, đặc điểm, nội dung của nguyên tắc Thẩm phán và Hội thẩm xét xử độc lập và chỉ tuân theo pháp luật trong luật tố tụng hình sự; các yếu tố ảnh hưởng đến việc thực hiện nguyên tắc này. Nêu và phân tích quy định của pháp luật một số quốc gia và pháp luật quốc tế về nguyên tắc độc lập xét xử trong TTHS, rút ra những giá trị tham khảo cho Việt Nam.
+ Phân tích các quy định pháp luật về nguyên tắc Thẩm phán và Hội thẩm xét xử độc lập và chỉ tuân theo pháp luật trong lịch sử pháp luật TTHS Việt Nam; đánh giá kết quả thực hiện nguyên tắc này theo các quy định của Bộ luật TTHS năm 2003; những hạn chế, vướng mắc, nguyên nhân và sự cần thiết phải khắc phục.
+ Nêu các yêu cầu và đề xuất các giải pháp bảo đảm thực hiện nguyên tắc Thẩm phán và Hội thẩm xét xử độc lập và chỉ tuân theo pháp luật trong TTHS, đáp ứng yêu cầu cải cách tư pháp, bảo vệ công lý, bảo vệ quyền con người.
12. Khả năng ứng dụng trong thực tiễn:
Kết quả nghiên cứu có thể ứng dụng trong hoàn thiện pháp luật tố tụng hình sự và hướng dẫn thực hiện nguyên tắc độc lập xét xử trong thực tiễn xét xử hình sự. Luận án là tài liệu tham khảo cho công tác đào tạo luật, đào tạo và bồi dưỡng Thẩm phán, Hội thẩm và những người quan tâm đến hoạt động tư pháp.
13. Những hướng nghiên cứu tiếp theo:
Nghiên cứu việc thực hiện nguyên tắc Thẩm phán và Hội thẩm xét xử độc lập và chỉ tuân theo pháp luật trong Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015 nhằm đưa ra các kiến nghị mới về hoàn thiện nguyên tắc này theo lộ trình cải cách tư pháp những năm tới.
14. Các công trình đã công bố có liên quan:
1) Tham gia đề tài trọng điểm nhóm A cấp ĐHQGHN: “Tổ chức và hoạt động các cơ quan tiến hành tố tụng hình sự trước yêu cầu cải cách tư pháp”, mã số: QGTĐ.10.18 do PGS.TS Nguyễn Ngọc Chí chủ trì (nghiệm thu năm 2014).
2) Quản Thị Ngọc Thảo và đồng tác giả (2014), “Ảnh hưởng của mô hình tố tụng hình sự tới tính độc lập của Tòa án”, tạp chí Nhà nước và pháp luật, 8 (315), tr.66 - 70.
3) Quản Thị Ngọc Thảo (2014), “Độc lập của Thẩm phán từ phương diện đạo đức và pháp luật”, tạp chí Nhà nước và pháp luật, 10 (318), tr.12 - 19.
4) Quản Thị Ngọc Thảo và đồng tác giả (2017), “Triết lý về sự tham gia của đại diện nhân dân trong hoạt động xét xử”, tạp chí Tòa án nhân dân, 4, tr.36 - 41.
5) Quản Thị Ngọc Thảo (2017), “Nguyên tắc Hội thẩm độc lập và chỉ tuân theo pháp luật khi xét xử”, tạp chí Việt Nam hội nhập, 9 (kỳ 2), tr.19-21.
|