Sau đại học
Trang chủ   >  Tin tức  >   Thông báo  >   Sau đại học
Thông tin LATS của NCS Nguyễn Thị Huyền
Tên đề tài luận án: Hiện tượng chuyển mã tiếng Anh trong giao tiếp tiếng Việt (trường hợp sinh viên chuyên ngữ ở một số trường đại học tại Hà Nội)

1. Họ và tên nghiên cứu sinh: Nguyễn Thị Huyền            
2. Giới tính: Nữ
3. Ngày sinh: 21/05/1986                                                           
4. Nơi sinh: Hà Nội
5. Quyết định công nhận nghiên cứu sinh số: 2999/QD-XHNV-SDH ngày 30/12/2013 của Giám đốc Đại học Quốc gia Hà Nội.
6. Các thay đổi trong quá trình đào tạo: Không
7. Tên đề tài luận án: Hiện tượng chuyển mã tiếng Anh trong giao tiếp tiếng Việt (trường hợp sinh viên chuyên ngữ ở một số trường đại học tại Hà Nội)
8. Chuyên ngành: Ngôn ngữ Việt Nam                                        
9. Mã số: 62 22 01 02
10. Cán bộ hướng dẫn khoa học: PGS. TS. Trịnh Cẩm Lan
11. Tóm tắt các kết quả mới của luận án:
Thứ nhất, áp dụng mô hình Khung ngôn ngữ ma trận, luận án cho thấy trong các ngôn phẩm chuyển mã, tiếng Việt là ngôn ngữ ma trận, tiếng Anh là ngôn ngữ nhúng. Các kết quả phân tích cho thấy: Trong số 964 phát ngôn trong 115 hội thoại, có 321 phát ngôn chỉ được tạo bởi tiếng Việt, 163 phát ngôn chỉ được tạo bởi tiếng Anh và 480 phát ngôn hỗn hợp. Phân loại 163 câu/phát ngôn theo cấu trúc và mục đích nói, luận án cho thấy, về mặt cấu trúc, các phát ngôn tiếng Anh chủ yếu được tạo bởi các câu đơn và câu đặc biệt. Theo mục đích nói, các phát ngôn tiếng Anh có mục đích tường thuật và nghi vấn chiếm tỉ lệ lớn, đặc biệt, các từ nghi vấn (what, why, how…) được sử dụng với tần suất lớn trong các phát ngôn nghi vấn, các phát ngôn cảm thán và mệnh lệnh chiếm tỉ lệ khiêm tốn hơn nhiều. Các phát ngôn hỗn hợp (ngôn ngữ ma trận + ngôn ngữ nhúng) là tâm điểm của sự khảo sát. Trên cơ sở lí thuyết ngôn ngữ ma trận, chúng tôi phân chia các phát ngôn chỉ được tạo bởi tiếng phát ngôn hỗn hợp thành 3 thành phần: (1) các cù lao ngôn ngữ ma trận; (2) các cù lao hỗn hợp; và (3) các cù lao ngôn ngữ nhúng, trong đó luận án khảo sát thành phần thứ (2) và thứ (3). Về cấu trúc, kết quả cho thấy, các thành tố ngôn ngữ nhúng là từ chiếm số lượng áp đảo, sau đó là các ngữ đoạn và cuối cùng mới là các câu. Về mặt ngữ âm, tác động của ngôn ngữ ma trận theo hướng làm biến đổi cách phát âm của các thành tố ngôn ngữ nhúng cũng thể hiện rõ thông qua việc ngôn ngữ ma trận làm thanh điệu hóa một số âm tiết tiếng Anh, gây một số biến đổi trong hệ thống phụ âm và nguyên âm các từ tiếng Anh khi các từ đó được “nhúng” vào các phát ngôn tiếng Việt (thể hiện qua các đơn vị phát âm nhỏ nhất là âm tiết). Về từ loại, các thành tố ngôn ngữ nhúng là thực từ đó lại chủ yếu là danh từ, sau đó mới đến động từ và tính từ.
Thứ hai, Đối với động cơ và thái độ ngôn ngữ, ngữ liệu ngôn ngữ tự nhiên cho thấy các sinh viên chuyên ngữ khá “hứng thú” với việc chuyển mã, trong đó, chuyển mã đánh dấu là hành vi phổ biến hơn nhằm thực hiện những động cơ giao tiếp nhất định. Cứ liệu từ các hội thoại tự nhiên và các cứ liệu phỏng vấn sâu đều ủng hộ kết quả đó. Kết quả nghiên cứu thái độ ngôn ngữ gây nhiều ngạc nhiên cho người nghiên cứu bởi chúng hầu hết không phù hợp với những dự đoán ban đầu. Đối với sinh viên chuyên ngữ, kết quả, thời lượng, sở thích hay tần suất tiếp xúc với người bản ngữ ảnh hưởng rất ít đến tần suất chuyển mã của họ; trong khi đó, những yếu tố nêu trên lại có ảnh hưởng tích cực đến hành vi chuyển mã của họ.
12. Khả năng ứng dụng trong thực tiễn: Những kết quả nghiên cứu thu được cũng cho thấy một số mô hình lí thuyết vốn chỉ thích dụng trong các cộng đồng ngôn ngữ phương Tây cũng có thể ứng dụng một cách khả quan trên ngữ liệu tiếng Việt. Xét về phương diện lí thuyết, những kết quả ấy đã giúp chứng minh tính cơ động, hiệu quả của cách tiếp cận và những mô hình lí thuyết mà luận án đã áp dụng.
13.  Những nghiên cứu tiếp theo: Đây chỉ là đề tài nghiên cứu bước đầu về hiện tượng chuyển mã tiếng Anh trong giao tiếp tiếng Việt với đối tượng là sinh viên chuyên ngữ (người song ngữ không hoàn toàn trong cộng đồng người Việt). Với tốc độ toàn cầu hóa như hiện nay, cùng với nhu cầu cấp thiết của việc học tiếng Anh phổ cập toàn xã hội, chắc chắn trong tương lai phạm vi và đối tượng nghiên cứu sẽ được mở rộng, khai phá chẳng hạn có thể khảo sát hiện tượng chuyển mã tiếng Anh trong giao tiếp tiếng Việt của đối tượng học sinh chuyên ngữ tại các trường THPT hay với đối tượng và nhân viên công sở đang làm việc cho các công ty, tập đoàn lớn có vốn đầu tư của các đối tác nước ngoài…chắc chắn sẽ thu được những kết quả nghiên cứu có ý nghĩa, từ đó càng làm cho cơ sở lí luận cũng như hướng nghiên cứu về hiện tượng chuyển mã tiếng Anh trong giao tiếp tiếng Việt mà chúng tôi thực hiện trong luận án này càng có ý nghĩa hơn.
14. Các công trình đã công bố có liên quan đến luận án:
1. Nguyễn Thị Huyền (2016), "Hiện tượng chuyển mã tiếng Anh trong giao tiếp tiếng Việt nhìn từ lí thuyết ngôn ngữ Ma trận", Tạp chí Ngôn ngữ & Đời sống (9), tr45–53.
2. Nguyễn Thị Huyền (2016), "Chuyển mã tiếng Anh trong giao tiếp tiếng Việt – Một cách nhìn từ bình diện dụng học", Tạp chí Khoa học Ngoại ngữ (48), tr29-41.
 

 Tân Lê - VNU - USSH
  In bài viết     Gửi cho bạn bè
  Từ khóa :
Thông tin liên quan
Trang: 1   | 2   | 3   | 4   | 5   | 6   | 7   | 8   | 9   | 10   | 11   | 12   | 13   | 14   | 15   | 16   | 17   | 18   | 19   | 20   | 21   | 22   | 23   | 24   | 25   | 26   | 27   | 28   | 29   | 30   | 31   | 32   | 33   | 34   | 35   | 36   | 37   | 38   | 39   | 40   | 41   | 42   | 43   | 44   | 45   | 46   | 47   | 48   | 49   | 50   | 51   | 52   | 53   | 54   | 55   | 56   | 57   | 58   | 59   | 60   | 61   | 62   | 63   | 64   | 65   | 66   | 67   | 68   | 69   | 70   | 71   | 72   | 73   | 74   | 75   | 76   | 77   | 78   | 79   | 80   | 81   | 82   | 83   | 84   | 85   | 86   | 87   | 88   | 89   | 90   | 91   | 92   | 93   | 94   | 95   | 96   | 97   | 98   | 99   | 100   | 101   | 102   | 103   | 104   | 105   | 106   | 107   | 108   | 109   | 110   | 111   | 112   | 113   | 114   | 115   | 116   | 117   | 118   | 119   | 120   | 121   | 122   |